• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
25 lượt xem

Khi còn là thanh niên, tôi muốn thay đổi thế giới. Sau đó, tôi hiểu rằng thay đổi thế giới là một điều khó khăn, thế là tôi thử thay đổi đất nước của mình. Khi hiểu rằng không thể làm đất nước của mình thay đổi, tôi bắt đầu nghĩ đến thành phố quê hương. Và tôi cũng không thể thay đổi thành phố mình. Theo dòng thời gian, tôi đã là một người đàn ông trung niên, tôi thử thay đổi gia đình mình. Giờ đây khi đã là một ông già, tôi nhận ra rằng điều duy nhất tôi có thể làm được chính là thay đổi bản thân mình. Và rồi tôi chợt nhận ra rằng nếu gắng thay đổi bản thân từ lâu, tôi đã có thể tác động làm thay đổi gia đình mình và điều đo có thể gây ảnh hưởng đến thành phố quê hương. Những thay đổi của thành phố khi ấy sẽ giúp biến đổi đất nước và quả thật tôi đã làm thay đổi được thế giới. (Lắng nghe điều bình thường, NXB Trẻ, 2013, tr 11) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Trong văn bản, ước muốn thay đổi điễn ra trong thời điểm nào của cuộc đời nhân vật tôi? Câu 3. Theo anh, chị, tại sao nhân vật tôi muốn thay đổi thế giới khi còn là thanh niên? Câu 4. Sự khác nhau trong nhận thức của nhân vật tôi về sự thay đổi thế giới gợi anh, chị suy nghĩ gì?

2 đáp án
20 lượt xem

TỰ LUYỆN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Không bao giờ có hai cái lá giống nhau hoàn toàn, tài năng bẩm sinh của chúng ta cũng vậy, không bao giờ giống nhau. Nếu bạn xuất sắc ở mặt này thì mặt khác sẽ kém cỏi. Tốt nhất bạn hãy tập trung trí tuệ phát triển ưu thế, tiềm năng, tìm kiếm hướng phát triển phù hợp nhất. Như vậy, mới có nhiều cơ hội thành công. Có thể bạn không thi được đại học danh tiếng, nhưng điều đó không có nghĩa bạn kém hơn so với những sinh viên theo học ở đó. Chỉ cần bạn muốn, biết rèn giũa điểm mạnh của mình, thì bạn cũng giỏi giang, thậm chí còn hơn họ. Có tâm lý đúng đắn, đừng có mải mê thán phục người khác mà làm nhỡ cả đời mình. Trong cuộc đời, bạn tìm được điểm mạnh của mình cũng là tìm được cánh cửa đi đến thành công. Chọn được mục tiêu xong phải bắt tay hành động ngay, như vậy lựa chọn mới biến thành hiện thực. Nếu bạn là cá thì hãy ra biển cả bơi lội tung tăng, nếu bạn là chim thì hãy cất cánh bay vào trời xanh. (Trích Giáo dục thành công theo kiểu Havard, Tập một, Thủy Trung Ngư, Vương Nghệ Lộ, NXB Lao động, 2018, tr.231) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, mỗi người cần làm gì để có nhiều cơ hội thành công? Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Nếu bạn là cá thì hãy ra biển cả bơi lội tung tăng, nếu bạn là chim thì hãy cất cánh bay vào trời xanh”? Câu 4. Lời khuyên “đừng có mải mê thán phục người khác mà làm nhỡ cả đời mình” có ý nghĩa gì với anh/chị? Vì sao?

1 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem
1 đáp án
21 lượt xem