Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du từng viết "Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" em hãy dựa vào cau thơ của Nguyễn du viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ bàn luận về câu nói "cái ta ko nhìn thấy sẽ quyết định cái ta nhìn thấy" giúp mình nhanh với ạ
1 câu trả lời
Cụ Nguyễn Tuân, một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong nền văn học hiện đại Việt Nam, từng chỉ rõ: Có ba thứ trên đời để người ta kính nể: cái đẹp, cái tài và cái thiên lương (Theo Chữ người tử tù). Thiên lương giảng giải ra chính là tâm hồn trong sáng và hướng thiện của con người. Thế thì ta lại đi tìm hiểu: trong ba thứ mà cụ vừa chỉ, đâu mới là điều quan trọng nhất trong mỗi con người. Suy xét ra, cái đẹp trên đời không phải của tự nhiên ban tặng thì là do bàn tay tài hoa của con người làm ra, vì thế xin tạm xếp cái đẹp sau cái tâm và cái tài. Còn lại hai chữ “tâm”, “tài”, cái nào hơn, thực khó nghĩ. Câu hỏi ấy, hình như hai trăm năm về trước, cụ Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” đã trả lời hộ ta:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
Cụ đã đề cao tấm lòng của con người như thế, coi cái tâm là quý giá nhất của cuộc đời. Cách nghĩ ấy đúng chăng, và dẫu có đúng, thì có còn thích hợp trong thời đại ngày nay không?
Trước hết xin nói về vị trí của hai câu thơ trên trong Truyện Kiều, nhiều người đọc qua thường nghĩ rằng: đó là lời kết luận, là chân lí sống được rút ra từ ba ngàn hai trăm năm mươi câu thơ phía trên. Hoặc nhiều khi người đọc còn nghĩ rằng: hình như những gì người viết ra, về cảnh ngộ, cuộc đời và nhân cách của nàng Thúy Kiều tài hoa bạc mệnh, là để chứng tỏ cho hai câu gần cuối này. Xin nhắc lại với bạn đọc Truyện Kiều rằng: Nguyễn Du là một đại thi hào, và cũng là một con người từng trải, chiêm nghiệm ra bao nhiêu triết lí của cuộc sống, ông có sự tin tưởng kì lạ vào thuyết Tài mệnh tương đố mà ngay từ đầu chúng ta đã thấy được “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Nguyễn Du cũng đã có lần viết:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư.
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang,
Đọc Tiểu Thanh kí)
Thế ra, Nguyễn Du cho rằng người tài thì bạc mệnh. Văn chương của nàng Tiểu Thanh là vậy mà còn bị đốt bỏ, cái tài của con người tất không thể tồn tại lâu dài trong cõi vũ trụ này; và cũng như khi họ chết đi thì chẳng ai còn là tri kỉ, tri âm của họ. Đến một thời gian đủ dài thì chẳng ai còn vì mến mộ tài năng của họ mà khóc, mà thương. “Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” câu thơ ấy như lời nhận định chung về chữ tài của Nguyễn Du, rằng cái tài dù giỏi giang mấy, thì cũng chỉ là một thời, chẳng thế là vĩnh cửu được; vì thế cái tài chỉ là thứ yếu và không quyết định cho tiếng thơm của một con người dài lâu.
Nhận định như thế về chữ tài, Nguyễn Du đã đề cao chữ tâm trong lòng con người, xem nó như viên ngọc lung linh vượt qua mọi thứ ganh ghét, đố kị của cuộc sống, giống như Nguyễn Tuân cũng ca ngợi cái thiên lương của con người như một thứ thanh ầm trong trẻo chen vào một bản nhạc mà tất cả mọi nhạc luật đều hỗn tạp, xô bồ. Vì thế mà cũng là tự nhiên khi ta xem hai câu lục bát trên, đặc biệt là câu dưới “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” là một tuyên ngôn về lẽ sống của nhân vật của toàn bộ tác phẩm.