Nghị luận về sống thử của sinh viên ngày nay.

2 câu trả lời

Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở TPHCM, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân: Lan, sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Nông Lâm TPHCM, cho biết: “Ở xóm trọ của em, gần một nửa các bạn sống thử trước hôn nhân”. Tôi được một bạn công nhân chia sẻ, dãy phòng trọ của em có 10 phòng thì có đến sáu phòng “góp gạo thổi cơm chung”.

Mặt khác, “sống thử” đa phần là học đòi theo mốt chứ chưa có định hướng tương lai là có lấy nhau hay không. Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp, không nên khuyến khích, nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội. Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng ngày nay.

Hơn nữa, “sống thử” còn là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang có nguy cơ lan rộng như một “dịch bệnh”. Đối tượng được nói đến cách phổ biến, lại rơi vào các học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, hay người trẻ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời. Chuyện “sống thử” trước khi quyết định tiến tới hôn nhân có thực sự là một giải pháp tốt để tiến tới một cuộc hôn nhân hoàn hảo hay nó chỉ là "cái bẫy của một quan niệm suy đồi trong lãnh vực hôn nhân"?

Nghị luận xã hội- Đề tài: SỐNG THỬ 1. Giải thích khái niệm- Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn.2. Thực trạng- Sống thử” là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang có nguy cơ lan rộng như một “dịch bệnh”.- Đối tượng : học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, hay người trẻ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời. - Theo điều tra của một trường đại học ở Hà Nội , có 6.5% sinh viên sống thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra . - Tỉ lệ sống thử ở sinh viên đến từ thành thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay ký túc xá là khá phổ biến. Tỉ lệ “sống thử” cao nhất ở những sinh viên ít giao tiếp với xung quanh. Có 47,1% sinh viên “sống thử” cho rằng được sự đồng ý của gia đình, 45,1% sinh viên đó “sống thử” trên 1 năm. 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43,% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới- Đa phần giới trẻ muốn sống thử nhưng sau 1 quá trình sống thử có rất ít cặp đôi bước đến sống thật- Sống thử đa phần là theo mốt chứ chưa có định hướng tương lai. - Tới 90% bạn nữ trong hoàn cảnh hết mình vì người mình yêu đều có kết cục đẫm nước mắt, chỉ có 10-15% các cặp qua sống thử tiếp tục sống vớinhau.3. Nhìn nhận vấn đề theo góc độ thời giana) Với quan niệm xưa - Người xưa rất coi trọng khoảng cách giữa nam nữ không chỉ trong tình yêu mà ngay cả ở trong cuộc sống đời thường “ nam nữ thụ thụ bất thân ’’. Dù yêu nhau đến mấy thì vẫn không ai dám vượt qua khuôn phép đã đượcđặt ra, giữa nam và nữ vẫn luôn giữ một khoảng cách nhất định . Vì vậy, chỉ

#hlong210410

Câu hỏi trong lớp Xem thêm