• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

mọi người ơi, giúp mình giải câu này với HV đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới. Mới đây, trên trang cá nhân của mình, thầy Phạm Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Nhật (TP.HCM) đã đăng tải lá thư của mình gửi các học sinh trong đợt nghỉ do dịch bệnh nCoV. Các em học sinh thân mến, Chỉ còn vài ngày nữa, các em sẽ trở lại trường học trong bối cảnh thành phố và cả nước đang nỗ lực phòng chống đại dịch corona. Thầy biết rằng nhiều em đang rất lo lắng và lúng túng trong các hoạt động học tập, rèn luyện khi phải tuân thủ các quy định phòng dịch bệnh. Thầy tin rằng trong thời gian qua, các em cũng đã tìm hiểu về virus corona và cách phòng chống nó qua nhiều kênh thông tin. Các em cũng sẽ được cung cấp thông tin và hướng dẫn cách tự bảo vệ mình, cách phòng chống bệnh cụ thể trong buổi đầu tiên đến trường. Trong thư này thầy sẽ không nói về những điều đó mà thầy muốn dặn dò các em một số điều mà thầy cho rằng nó vô cùng quan trọng trong việc giúp các em học tập, rèn luyện để trở thành con người trưởng thành, con người hạnh phúc. Các em phải hiểu rằng khi gặp khó khăn thì cũng là lúc con người ta có cơ hội để phát triển bản thân, có cơ hội để thể hiện bản lĩnh vượt khó, thể hiện lòng yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng. Trên nhiều trang web có lẽ các em đã xem, bên cạnh những việc làm xấu xí như tranh giành mua khẩu trang và thuốc diệt khuẩn, tăng giá khẩu trang thì cũng có nhiều hình ảnh rất cảm động, rất tình người là những nơi phát khẩu trang miễn phí, những y, bác sĩ, thầy thuốc ngày đêm không mệt mỏi, quên thân mình để chăm sóc bệnh nhân. Các em thân mến! Theo quy luật tự nhiên, cách tự bảo vệ mình tốt nhất là hãy bảo vệ và giúp đỡ những người quanh ta. Hãy tưởng tượng rằng nếu nhiều người quanh ta mắc bệnh thì liệu ta sống có bình yên hay không? Và nếu mình mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh mà mình biết giữ gìn không để lây cho người khác thì nạn dịch sẽ không xảy ra. Mọi người sẽ được bình an. Mỗi hành động của chúng ta cần tuân thủ theo nguyên tắc: Không hại mình, không hại người, không hại môi trường sống và ngược lại là lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho môi trường sống. Ví dụ như việc mua khẩu trang, nếu mỗi người chúng ta chỉ mua đủ dùng vài ngày, sau đó lại mua tiếp thì sẽ đủ khẩu trang cho mọi người và phù hợp với tốc độ cung cấp của các xí nghiệp. Nếu có nhiều khẩu trang, hãy chia sẻ với các bạn chưa có. Hãy rèn luyện từ những chuyện nhỏ như thế các em sẽ thấy mình thật mạnh mẽ, sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc đong đầy. Thầy trò chúng ta đã cam kết ngay từ đầu năm học là trung thực trong học tập và trong đời sống để theo đuổi giá trị cốt lõi của nhà trường là sống yêu thương - sống tự chủ - sống trách nhiệm, thầy tin rằng các em sẽ vững vàng tuân thủ những quy định với tâm thức yêu thương và đầy trách nhiệm để bước vào giai đoạn thử thách mới: học tập trong mùa dịch corona. Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ? Câu 2: Trong bức thư, thầy Phạm Ngọc Thanh nhắn nhủ các học sinh cụ thể vấn đề gì? Câu 3: Em có đồng ý với câu nói “Khi gặp khó khăn thì cũng là lúc con người ta có cơ hội để phát triển bản thân, có cơ hội để thể hiện bản lĩnh vượt khó, thể hiện lòng yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng” Vì sao? Câu 4: Nhận thức và hành động cụ thể của bản thân em về dịch bệnh nCoV?

2 đáp án
20 lượt xem

Khi tới thăm những bản làng nghèo khổ lạc hậu khủng khiếp trên miền núi cao, tôi cứ nghĩ có phải do họ ít đi quá. Nếu giúp đỡ họ, nên chăng thay vì cho tiền cho gạo, chúng ta tổ chức cho họ những chuyến đi? Biết đâu sau những chuyến đi họ sẽ tự muốn thay đổi tập quán sinh sống? Tóm lại, mọi chuyến đi đều đáng giá. Đi để con được choáng ngợp trước đại dương mênh mông… rung động trước một cánh đồng xanh mướt… hồi hộp nín thở trước những rặng núi hùng vĩ… Đi để con biết mùi mặn của mồ hôi, mùi gió ngai ngái trước cơn dông… đi để con biết kết nối với người lạ, thử những món chưa từng ăn. Đi để con biết cách leo núi, lội ruộng, luồn hang, đốt lửa, nấu cơm, sơ cứu vết thương… Đi để khi trở về con thấy yêu thêm cái nhà nhỏ của mình. Tại sao người ta phải bỏ cả đống tiền, khổ sở đày ải để leo lên đỉnh Everest? Tại sao người ta phải luyện tập thể lực cả tháng trời rồi đáp máy bay tới Việt Nam, mò mẫm trèo đèo lội suối để tới hang Sơn Đoòng? Cảnh đẹp chỉ là một phần. Quan trọng là cái thú vị của quá trình chinh phục và khám phá. Sống là phải được nếm trải cảm giác sung sướng không thể diễn tả của khoảnh khắc “A ha, ta đã làm được!”. Nó đã lắm. Không ngôn từ nào tả được! Mấy mùa Tết gần đây nhà mình sắm Tết chỉ khoảng vài trăm ngàn. Dọn tủ lạnh và thùng rác thật sạch để có thể đi 10 ngày về không bị bốc mùi. Lên đường! Những chuyến đi, luôn luôn tốt hơn! Nước chảy là nước trong, nước đọng là nước bẩn. Có câu nói rằng: “Nếu con người sinh ra chỉ để ở chết dí ở một chỗ, thì người ta đã không cần đôi chân làm gì”. Dù với ngàn năm văn hóa lúa nước, ông bà mình khá lười dịch chuyển thì cũng phải công nhận “đi một ngày đàng học một sàng khôn” mà. Câu 4. Suy nghĩ về giải pháp giúp những con người vùng cao thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, tác giả cho rằng: Nếu giúp đỡ họ, nên chăng thay vì cho tiền cho gạo, chúng ta tổ chức cho họ những chuyến đi. Anh/Chị có đồng tình với giải pháp trên hay không? Vì sao?

2 đáp án
124 lượt xem

Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay. Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày và trở thành cây cứng cáp. Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay. Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố. Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác- tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã. ( Dẫn theo “Hạt giống tâm hồn” – Tập 1, Phần I) Câu 1. Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” và “trở thành cây cứng cáp”, con tằm và hạt giống phải trải qua những thử thách gì?. Câu 2. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác. Câu 3. Theo anh/ chị vì sao tác giả lại cho rằng: Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống. Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh (chị)?vì sao?

1 đáp án
160 lượt xem
1 đáp án
93 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Chúng ta thường tự nhủ mình không hề phán xét mà chỉ quan sát người khác thôi. Nhưng đó chẳng khác nào một lời nói dối. Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn hạ của người khác đồng nghĩa với việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, từ đó, làm tổn thương họ. Tất nhiên, điều ngược lại cũng có tác dụng tương tự. Nếu lựa chọn nhìn vào điểm tốt vốn dĩ luôn tồn tại trong người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn nhìn vào điểm tốt trong mọi người. Đó là lối tư duy ta nên rèn luyện vì lợi ích của xã hội. Thật may mắn vì chúng ta có thể cảm nhận được lợi ích của sự chuyển biến này ngay lập tức. Đôi khi ta cần phải quyết định lại; nhưng mỗi khi lựa chọn nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác, thay vì chú tâm vào khuyết điểm, chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng hơn, khoan dung hơn. Và điều đó sẽ tiếp sức cho hy vọng. Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiêu thì chúng ta càng cảm thấy thanh thản bấy nhiêu. Một vài người còn tin rằng, khi nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác là chúng ta đã làm trọn ý nguyện của Thượng đế, bởi lẽ đó chính là cách Thượng đế nhìn nhận con người. Dù ý tưởng này phù hợp với niềm tin của bạn hay không cũng chẳng quan trọng. Lời khuyên mấu chốt tôi muốn đề cập ở đây là cần ý thức được rằng, tâm trạng của mình sẽ thay đổi khi ta cư xử hòa nhã và nhiệt tình với mọi người xung quanh, thay vì hạ thấp họ bằng phán xét. Bạn nên biết con người luôn cảm nhận được sự phán xét dù họ có thể không nhìn thấy hay nghe thấy. Nói một cách đơn giản, thái độ phán xét khiến thế giới của chúng ta nhỏ hẹp. Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung. (Theo Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay - Karen Casey, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Tác hại của việc “phán xét” người khác được tác giả đề cập đến trong đoạn trích là gì? Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả: “Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung.” Câu 3. Nêu một tác hại của việc phán xét người khác mà anh/chị đã gặp trong cuộc sống? Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?

1 đáp án
109 lượt xem
2 đáp án
36 lượt xem