Viết đoạn văn 200 chữ trả lời câu hỏi “ phải dựa vào đâu để đánh giá một học sinh”
2 câu trả lời
Vấn đè giáo dục của một quốc gia đang là vấn đề mà xã hội đang rất quan tam. Mới đây, gnuowif ta xôn xao nhau câu hỏi " phải dựa vào đâu để đánh giá một học sinh ? ” . Câu hỏi này thật sự đã đặt ra vấn đề hết sức đáng chú ý , đó là đánh giá năng lực học sinh nen dựa vào điểm số hay đánh giá cả môt quá trình. Nhìn nhận một cách thực tế thì hiện nay, các trường đào tạo hầu như toàn đánh giá học sinh bằng kết quả của các bài thi giữa kì và thi học kì. Nhưng cách đánh giá này liệu đã đúng hoàn toàn ? Nếu chỉ dựa vào điểm số thì rất có thể, ta sẽ đánh giá sai năng lực của học sinh. Bởi trong quá trình kiểm tra và đánh giá, học sinh vẫn có tình trạng sao chép, nhìn bài của nhau. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá bằng điểm số chưa hẳn đã đúng . Trong quá trình đánh giá năng lực học sinh, thày cô cần nhìn nhận vào toàn bộ quá trình học tập của các em. Các thày cô cần quan tâm để biết xem học sinh của mình mạnh ở điểm nào để giúp các em phát huy tối đa năng lực . Đây là cách đánh giá toàn diện nhất để đánh giá đúng năng lực của học sinh .
Đối với những người giáo viên, việc đánh giá thực lực của một học sinh là rất quan trọng và nó cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn. Hiện nay, việc đánh giá học sinh chỉ qua con điểm là không còn thực tế nữa. Tình trạng quay cóp, học vẹt và học tủ ngày càng xuất hiện nhiều trong giới học sinh. Hơn nữa, những bài học hiện nay chỉ mang tính chất phân biệt giữa học sinh chăm chỉ và học sinh không chịu học. Thế nên, giáo viên cần đánh giá học sinh qua nhiều phương diện khác nhau. Thứ nhất, thái độ học tập là một cách rất chính xác, một học sinh quậy phá không thể nào có thực lực hơn bạn chăm chỉ. Thứ hai, các hoạt động ngoại khóa không chỉ đánh giá học sinh mà còn giúp ta tìm kiếm được những bạn có yếu tố. Và cuối cùng, giáo viên không nên để những vấn đề khác xem vào việc đánh giá như tâm trạng, hay việc mình có mếm em học sinh đó hay không. Có thế, việc xác định được thực lực học sinh mới chính xác từ đó giúp giáo dục nước nhà phát triển hơn.