Lập dàn ý phân tích đoạn văn sau: Trên đầu núi các nương ngô....đêm tình mùa xuân đã tới. trích trong Vợ chồng A Phủ (Đề này yêu cầu viết thành bài văn ạ)

1 câu trả lời

I.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

         - nêu đoạn trích: Cảnh vui xuân và không khí đón Tết tưng bừng náo nức ở Hồng Ngài

II.TB

 1. Giới thiệu chung

   - về tác phẩm, 

   - vị trí của đoạn trích: thuộc phần 2 của tác phẩm, nội dung: Cảnh vui xuân và không khí đón Tết tưng bừng náo nức ở Hồng Ngài

 2. Phân tích 

   *  phong cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng của Tây Bắc, phong tục tập quán và không khí ngày xuân

   - Hình ảnh, màu sắc: Những nương lúa, nương ngô uốn lượn trên sườn đồi, những đống lửa đốt lên từ lều canh nương “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho”; “Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa”; những đồi cỏ gianh vàng ửng “Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”; những chiếc váy hoa rực rỡ sắc màu của cô gái H’Mông trên mỏm đá “những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”

  - Âm thanh: tiếng sáo “thiết tha, bổi hổi” gọi bạn tình réo rắt là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, lặp đi lặp lại như một bài ca về sức sống bất diệt của con người.

 - Không khí ngày xuân mang dấu ấn đặc trưng đậm hương vị núi rừng Tây Bắc: mùa xuân đến trai gái tìm nhau để tỏ tình, họ tụ tập “đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy... Tất cả đều mê mải, say sưa trong tiếng sáo dìu dặt, tình tứ...”

=> Tất cả đều gợi nên không khí đón xuân háo hức ở Hồng Ngài. Đúng lúc gió rét rất dữ dội, thế nhưng bất chấp cái khắc nghiệt của thời tiết, không khí đón xuân ở Hồng Ngài vẫn rất náo nức, tưng bừng.

 * Tâm trạng Mị

Nhà văn cũng rất chú ý miêu tả tiếng sáo. Sáo H’Mông có khả năng diễn tả ngôn ngữ của người H’Mông, thay họ nói lên tình cảm trong lòng “Anh ném pao em không bắt. Em không yêu quả pao rơi rồi” Đó là phương tiện giao duyên hữu hiệu của các chàng trai dối với cô gái trong bản làng, là cách tỏ tình đặc biệt của người con trai miền núi.

 -Nghe tiếng sáo mùa xuân vọng về, lòng Mị “thiết tha, bổi hổi”

Tiếng sáo giao duyên ấy đã dẫn lối tâm hồn Mị trở về với kí ức của những ngày tự do xưa “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi... Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.”

 3. Đánh giá chung

 - khái quát về nội dung, nghệ thuật

III.KB

Câu hỏi trong lớp Xem thêm