Trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), khi thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị cho Mị về làm dâu xóa nợ, Mị đã nói với bố: “- Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô để giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị nói: “ – A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: – Ở đây thì chết mất”. (Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017, tr.5 và tr.14) Phân tích các lời thoại trên của Mị, từ đó làm bật lên sức phản kháng mạnh mẽ của Mị.
1 câu trả lời
Khi nhà thống lý Pá Tra đến hỏi cưới Mị, Mị đã nói với bố là:"Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô để giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”.
Câu nói này thể hiện rằng Mị muốn chống lại sự an bài của số phận giống như bao cô gái khác, muốn chống lại thế lực của nhà thống lí. Điều này thể hiện rằng Mị thà chịu vất vả làm việc mà trả nợ chứ ko muốn đánh mất hạnh phúc, tự do của chính mình cho người mà mình không hề yêu. Sự phản kháng của Mị được thể hiện rằng Mị khao khát hạnh phúc và sự tự do, được sống trọn vẹn những năm tháng tuổi trẻ.
Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị nói: “ – A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: – Ở đây thì chết mất”.
Câu nói này thể hiện sự vùng lên, phản kháng mạnh mẽ của Mị. Sau những tháng ngày làm trâu làm ngựa bị hành hạ ở nhà thống lý, Mị đã dần mất đi bản năng muốn sống. Nhưng giờ đây, khao khát sống và hạnh phúc của Mị lại trỗi dậy. Vì biết ở nhà thống lí sẽ bị hành hạ cho đến chết nên Mị liều mình trốn 1 phen, trốn được thì Mị sẽ được hạnh phúc, được tự do, được sống. Đây thể hiện sự phản kháng và khao khát sống đỉnh điểm của Mị.