mọi người ơi, giúp mình giải câu này với HV đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới. Mới đây, trên trang cá nhân của mình, thầy Phạm Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Nhật (TP.HCM) đã đăng tải lá thư của mình gửi các học sinh trong đợt nghỉ do dịch bệnh nCoV. Các em học sinh thân mến, Chỉ còn vài ngày nữa, các em sẽ trở lại trường học trong bối cảnh thành phố và cả nước đang nỗ lực phòng chống đại dịch corona. Thầy biết rằng nhiều em đang rất lo lắng và lúng túng trong các hoạt động học tập, rèn luyện khi phải tuân thủ các quy định phòng dịch bệnh. Thầy tin rằng trong thời gian qua, các em cũng đã tìm hiểu về virus corona và cách phòng chống nó qua nhiều kênh thông tin. Các em cũng sẽ được cung cấp thông tin và hướng dẫn cách tự bảo vệ mình, cách phòng chống bệnh cụ thể trong buổi đầu tiên đến trường. Trong thư này thầy sẽ không nói về những điều đó mà thầy muốn dặn dò các em một số điều mà thầy cho rằng nó vô cùng quan trọng trong việc giúp các em học tập, rèn luyện để trở thành con người trưởng thành, con người hạnh phúc. Các em phải hiểu rằng khi gặp khó khăn thì cũng là lúc con người ta có cơ hội để phát triển bản thân, có cơ hội để thể hiện bản lĩnh vượt khó, thể hiện lòng yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng. Trên nhiều trang web có lẽ các em đã xem, bên cạnh những việc làm xấu xí như tranh giành mua khẩu trang và thuốc diệt khuẩn, tăng giá khẩu trang thì cũng có nhiều hình ảnh rất cảm động, rất tình người là những nơi phát khẩu trang miễn phí, những y, bác sĩ, thầy thuốc ngày đêm không mệt mỏi, quên thân mình để chăm sóc bệnh nhân. Các em thân mến! Theo quy luật tự nhiên, cách tự bảo vệ mình tốt nhất là hãy bảo vệ và giúp đỡ những người quanh ta. Hãy tưởng tượng rằng nếu nhiều người quanh ta mắc bệnh thì liệu ta sống có bình yên hay không? Và nếu mình mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh mà mình biết giữ gìn không để lây cho người khác thì nạn dịch sẽ không xảy ra. Mọi người sẽ được bình an. Mỗi hành động của chúng ta cần tuân thủ theo nguyên tắc: Không hại mình, không hại người, không hại môi trường sống và ngược lại là lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho môi trường sống. Ví dụ như việc mua khẩu trang, nếu mỗi người chúng ta chỉ mua đủ dùng vài ngày, sau đó lại mua tiếp thì sẽ đủ khẩu trang cho mọi người và phù hợp với tốc độ cung cấp của các xí nghiệp. Nếu có nhiều khẩu trang, hãy chia sẻ với các bạn chưa có. Hãy rèn luyện từ những chuyện nhỏ như thế các em sẽ thấy mình thật mạnh mẽ, sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc đong đầy. Thầy trò chúng ta đã cam kết ngay từ đầu năm học là trung thực trong học tập và trong đời sống để theo đuổi giá trị cốt lõi của nhà trường là sống yêu thương - sống tự chủ - sống trách nhiệm, thầy tin rằng các em sẽ vững vàng tuân thủ những quy định với tâm thức yêu thương và đầy trách nhiệm để bước vào giai đoạn thử thách mới: học tập trong mùa dịch corona. Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ? Câu 2: Trong bức thư, thầy Phạm Ngọc Thanh nhắn nhủ các học sinh cụ thể vấn đề gì? Câu 3: Em có đồng ý với câu nói “Khi gặp khó khăn thì cũng là lúc con người ta có cơ hội để phát triển bản thân, có cơ hội để thể hiện bản lĩnh vượt khó, thể hiện lòng yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng” Vì sao? Câu 4: Nhận thức và hành động cụ thể của bản thân em về dịch bệnh nCoV?

2 câu trả lời

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

2. Thầy Phạm Ngọc Thanh đã nhắn nhủ các học sinh

- Có những hành động xấu xí như tranh giành mua khẩu trang,.... nhưng cũng có nhiều hình ảnh rất cảm động, rất tình người.

- Nhắc nhở cách tự bảo vệ mình tốt nhất.

- Và nếu mình mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh mà mình biết giữ gìn không để lây cho người khác thì nạn dịch sẽ không xảy ra.

-Mỗi hành động của chúng ta cần tuân thủ theo nguyên tắc.

3.  Em đồng ý với ý kiến trên. vì chỉ có những lúc như vậy thì lòng yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng càng được nâng cao hơn. Và trong trường hợp như vậy nó cũng là thách thức và cơ hội. Cơ hội cho những người biết vượt qua khó khăn để khẳng định bản thân.

4.

 - Tình trạng dịch bệnh tăng nhanh và diễn biến phức tạp, người dân hoang mang lo sợ về các thông tin tràn lan trên mạng. Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

- Thực hiện tốt các biện pháp sau:

+ Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính;

+ khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

+ Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

+ Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

+ Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã. 

Câu 4:

          Những tháng đầu năm 2020, thế giới đang phải đối mặt với một dịch bệnh lạ, lần đầu tiên xuất hiện nhưng đã gây nên cái chết cho không biết bao nhiêu người, khiến cho ai cũng phải khiếp sợ, đó là dịch bệnh do virus corona gây ra. Trước tình hình này, có thể nói chúng ta đã có thái độ và cách xử lí phù hợp. Mỗi người dân đã nâng cao ý thức phòng bệnh, có được những hiểu biết nhất định về nguyên nhân gây bệnh cũng như biện pháp xử lí phù hợp, đồng thời biết cách tự bảo vệ mình và cộng đồng khỏi sự lây lan của virus. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghĩa cử rất đáng trân trọng đóng góp cho xã hội trong thời gian dịch bệnh hoành hành. Có rất nhiều những mạnh thường quân đã bỏ ra số tiền không nhỏ để mua và tặng khẩu trang miễn phí cho mọi người, có rất nhiều y bác sĩ xung phong lên đường làm nhiệm vụ nhằm đẩy lùi dịch bệnh,... Thế nhưng, vẫn còn tồn tại nhiều hành vi dựa vào tâm lí lo lắng, sợ hãi của người dân để trục lợi, kinh doanh trên tính mạng của đồng bào, có thể kể đến việc các nhà thuốc nâng giá khẩu trang lên cao quá mức gây ra tâm lí phẫn uất trong lòng dư luận, điều này để lại hệ lụy vô cùng khôn lường. Chính vì vậy, hãy thể hiện tinh thần tương thân tương ái, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, không có những hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng đến cộng đồng để Việt Nam cùng nhau quyết thắng đại dịch.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm