Khi tới thăm những bản làng nghèo khổ lạc hậu khủng khiếp trên miền núi cao, tôi cứ nghĩ có phải do họ ít đi quá. Nếu giúp đỡ họ, nên chăng thay vì cho tiền cho gạo, chúng ta tổ chức cho họ những chuyến đi? Biết đâu sau những chuyến đi họ sẽ tự muốn thay đổi tập quán sinh sống? Tóm lại, mọi chuyến đi đều đáng giá. Đi để con được choáng ngợp trước đại dương mênh mông… rung động trước một cánh đồng xanh mướt… hồi hộp nín thở trước những rặng núi hùng vĩ… Đi để con biết mùi mặn của mồ hôi, mùi gió ngai ngái trước cơn dông… đi để con biết kết nối với người lạ, thử những món chưa từng ăn. Đi để con biết cách leo núi, lội ruộng, luồn hang, đốt lửa, nấu cơm, sơ cứu vết thương… Đi để khi trở về con thấy yêu thêm cái nhà nhỏ của mình. Tại sao người ta phải bỏ cả đống tiền, khổ sở đày ải để leo lên đỉnh Everest? Tại sao người ta phải luyện tập thể lực cả tháng trời rồi đáp máy bay tới Việt Nam, mò mẫm trèo đèo lội suối để tới hang Sơn Đoòng? Cảnh đẹp chỉ là một phần. Quan trọng là cái thú vị của quá trình chinh phục và khám phá. Sống là phải được nếm trải cảm giác sung sướng không thể diễn tả của khoảnh khắc “A ha, ta đã làm được!”. Nó đã lắm. Không ngôn từ nào tả được! Mấy mùa Tết gần đây nhà mình sắm Tết chỉ khoảng vài trăm ngàn. Dọn tủ lạnh và thùng rác thật sạch để có thể đi 10 ngày về không bị bốc mùi. Lên đường! Những chuyến đi, luôn luôn tốt hơn! Nước chảy là nước trong, nước đọng là nước bẩn. Có câu nói rằng: “Nếu con người sinh ra chỉ để ở chết dí ở một chỗ, thì người ta đã không cần đôi chân làm gì”. Dù với ngàn năm văn hóa lúa nước, ông bà mình khá lười dịch chuyển thì cũng phải công nhận “đi một ngày đàng học một sàng khôn” mà. Câu 4. Suy nghĩ về giải pháp giúp những con người vùng cao thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, tác giả cho rằng: Nếu giúp đỡ họ, nên chăng thay vì cho tiền cho gạo, chúng ta tổ chức cho họ những chuyến đi. Anh/Chị có đồng tình với giải pháp trên hay không? Vì sao?

2 câu trả lời

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của tác giả. Bởi như chúng ta đã thấy, đói nghèo, lạc hậu là cái mãi mãi chẳng bao giờ mất đi ở miền núi nếu như con người vẫn chưa được học tập và chưa thoát khỏi những tư tưởng kém tiến bộ như hiện giờ. Chính vì thế, để giải quyết triệt để tình trạng này, chúng ta cần tổ chức cho họ những chuyến đi, đi để học hỏi, đi để khám phá và đi để phát triển tư duy của chính mình.Khi đã có tư duy tiến bộ, họ ắt quay về cải thiện và xóa bỏ đói nghèo trên quê hương.

nãy có bạn phâtích 1 ý kiến rồi nên mik cho ý kiến trái chiều nhé 

tôi ko đồng ý vs quan điểm này vì những người trên vùng núi cao cuộc sống của họ đã rất khổ đau do thiên tai lũ lụt hạn hán họ đã luôn phải sống trong cái đói cái khổ nên đầu óc họ luôn phải nghĩ đến mai ăn gì , trời bắt đầu trở lạnh mà lũ con ko có áo ấm nên họ ko có nhiều tâm tư đi đây đi đó 

mà trí nhớ con người chia làm 2 phần là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn nên trong khi còn bao nhiêu nỗi khổ đg hiện hữu họ ko thể đi đâu và dù có đi họ cx sẽ quên rất nhanh 

mà chí phí đi lại có khi còn tốn kém hơn rất nhiều nên bây h thứ họ cần thứ giúp cuộc s mai đỡ khổ

mà muốn khởi nghiệp cải tiến cần phải có vốn nên ý kiến tác giả đưa rất mông lung ko thực

Câu hỏi trong lớp Xem thêm