Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. | Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 19: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP, PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
- Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.
- Làm được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì,…).
- Vận dụng kiến thức đã học về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật để giải thích được cơ sở của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng.
- Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Một số thiết bị trực quan: hình ảnh về các ứng dụng của quá trình phân giải, …
- Phiếu học tập.
- Bảng phụ.
- Máy chiếu.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, nguyên liệu để làm sữa chua, dưa chua....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu kiến thức mới; tạo được sự mâu thuẫn kiến thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, kích thích tính tò mò tìm hiểu bài mới.
- Kiểm tra được kiến thức cũ và sự chuẩn bị bài của học sinh.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tình huống: Hũ dưa muối và hũ nước thịt để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh hũ dưa muối và hũ nước thịt để lâu ngày hoặc mẫu vật thật giáo viên đã chuẩn bị trước đó. Mở nắp bình, yêu cầu học sinh quan sát, theo dõi, viết vào vở câu trả lời tình huống. + Hũ dưa muối và hũ nước thịt để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới. | - Các câu trả lời của HS. * Gợi ý: - Hai bình trên có mùi khác nhau. - Nước thịt để lâu ngày sẽ có mùi thối do sự phân hủy protein động vật sinh ra các khí có mùi thối. - Hũ dưa muối có mùi chua vì có sự lên men. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu quá trình tổng hợp ở vi sinh vật
a) Mục tiêu:
- HS nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật.
- Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.
b) Nội dung:
- GV chia lớp thành 5 nhóm, sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau.
+ Nhóm 1: Phiếu học tập số 1: Quang tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng.
+ Nhóm 2: Phiếu học tập số 2: Tổng hợp amino acid, protein và ứng dụng.
+ Nhóm 3: Phiếu học tập số 3: Tổng hợp polysaccharide, polyhydroxyalkanoate và ứng dụng.
+ Nhóm 4: Phiếu học tập số 4: Tổng hợp lipid và ứng dụng.
+ Nhóm 5: Phiếu học tập số 5: Tổng hợp kháng sinh và ứng dụng.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS trên phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I SGK trang 116, 117 về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật và thực hiện các yêu cầu. - GV tổ chức cho HS hoạt động theo mảnh ghép và thảo luận các nhiệm vụ như ở phần Nội dung. Vòng 1: Nhóm chuyên gia: 5 nhóm hoạt động riêng. Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép: Tạo nhóm mới có đầy đủ các thành viên của 5 nhóm của vòng 1 tập hợp lại các nội dung trong phần quá trình tổng hợp ở vi sinh vật.(Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi, thảo luận trong phiếu học tập theo vòng 1 và vòng 2 như GV yêu cầu. - GV gợi ý, hỗ trợ nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu 1 nhóm bất kì báo cáo kết quả thực hiện. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. | I. Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật 1. Quang tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng - Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. - Quang tổng hợp ở vi sinh vật được chia thành 2 nhóm: quang hợp không thải O2 và quang hợp thải O2. - Ứng dụng: Góp phần tạo hợp chất hữu cơ cho sinh giới, cung cấp O2, sản xuất thực phẩm, dược phẩm, nhiên liệu. 2. Tổng hợp amino acid, protein và ứng dụng - Thông qua quá trình dịch mã, ribosome se liên kết các amino acid để tổng hợp các phân tử protein. Một số protein tham gia hình thành cấu trúc tế bào vi sinh vật, phần lớn có chức năng xúc tác. - Ứng dụng: con người ứng dụng vi sinh vật để sản xuất amino acid. 3. Tổng hợp polysaccharide, polyhydroxyalkanoate - Vi sinh vật tổng hợp các polysaccharide từ các monosaccharide. Các polysaccharide được sử dụng làm nguyên liệu xây dựng tế bào. Nhiều vi sinh vật có thể dự trữ carbon dưới dạng các hạt polyhydroxyalkanoate. Chúng là những polymer phân hủy sinh học có thể sử dụng để thay thế nhựa hóa dầu. 4. Tổng hợp lipid và ứng dụng - Lipid là thành phần tham gia xây dựng cấu trúc tế bào, đặc biệt là màng tế bào. Các vi sinh vật tổng hợp lipid từ nguyên liệu glycerol và acid béo. - Ứng dụng: sử dụng trong sản xuất dầu diesel sinh học. 5. Tổng hợp kháng sinh và ứng dụng - Nhiều vi sinh vật có thể sinh tổng hợp kháng sinh để ức chế sự phát triển của các sinh vật khác. - Sử dụng để sản xuất thuốc kháng sinh dùng trong chữa bệnh. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu quá trình phân giải ở vi sinh vật
a) Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật.
- Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.
b) Nội dung:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS hoàn thành các nhiệm vụ sau, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về phân giải protein và ứng dụng.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về phân giải polysaccharide và ứng dụng.
+ Nhóm 3: Lợi ích và tác hại của quá trình phân giải nhờ vi sinh vật.
c) Sản phẩm:
- Các sơ đồ tư duy của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK, hoàn thành các nhiệm vụ sau, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy: + Nhóm 1: Tìm hiểu về phân giải protein và ứng dụng. + Nhóm 2: Tìm hiểu về phân giải polysaccharide và ứng dụng. + Nhóm 3: Lợi ích và tác hại của quá trình phân giải nhờ vi sinh vật. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi, thảo luận, và thống nhất ý kiến để hoàn thành sơ đồ tư duy. - GV gợi ý, hỗ trợ nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu lần lượt 3 nhóm báo cáo sơ đồ tư duy của nhóm mình. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến và đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. | II. Quá trình phân giải ở vi sinh vật 1. Phân giải protein và ứng dụng - Ứng dụng: phân giải protein trong đậu tương, cá thành các sản phẩm giàu amino acid như nước tương, nước mắm. 2. Phân giải polysaccharide và ứng dụng - Ứng dụng: phân hủy xác thực vật thành phân bón hữu cơ, phân giải tinh bột thành đường, ứng dụng trong sản xuất ethanol sinh học. Sản xuất sữa chua, muối chua rau, củ, thịt, cá,... 3. Lợi ích và tác hại của quá trình phân giải nhờ vi sinh vật - Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ và chuyển hóa các hợp chất vô cơ, nhờ đó vòng tuần hoàn được khép kín. Bên cạnh đó, con người có thể ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, đồng thời kết hợp để tạo ra các sản phẩm hữu ích như hóa chất, nguyên liệu và nhiên liệu. - Vi sinh vật có thể gây hại cho con người. Vi sinh vật phân hủy làm hỏng lương thực; làm hỏng thực phẩm. Bên cạnh đó, vi sinh vật còn phân hủy làm hư hỏng và gây mất mĩ quan các vật dụng, đồ gỗ dùng xây dựng nhà cửa,... |
Hoạt động 2.3: Làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật
a) Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình làm sữa chua, muối dưa, ủ bánh mì.
- Thực hành làm được sản phẩm lên men từ vi sinh vật: sữa chua, dưa chua, bánh mì theo nhóm.
b) Nội dung:
GV chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm thực hiện chung một nhiệm vụ (chia nhóm từ tiết trước và nhắc HS chuẩn bị nguyên liệu theo nhiệm vụ được giao):
- Nhiệm vụ 1: Làm sữa chua
+ Trình bày quy trình làm sữa chua và chuẩn bị nguyên liệu để thực hành làm sữa chua tại lớp.(tiến hành làm ở tiết 3 và báo cáo thực hành vào tiết 4).
+ Viết báo cáo theo mẫu ở bài 6, so sánh kết quả thu được với nhóm cùng nhiệm vụ và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi ở mục 1 SGK/ 120.
- Nhiệm vụ 2: Làm dưa chua
+ Trình bày quy trình muối dưa và chuẩn bị nguyên liệu để thực hành muối dưa tại lớp. (tiến hành làm ở tiết 3 và báo cáo thực hành vào tiết 4).
+ Viết báo cáo theo mẫu ở bài 6, so sánh kết quả thu được với nhóm cùng nhiệm vụ và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi ở mục 2 SGK/ 121.
- Nhiệm vụ 3: Lên men bánh mì
+ Trình bày quy trình muối dưa và chuẩn bị nguyên liệu để thực hành làm bánh mì tại lớp. (tiến hành làm ở tiết 3 và báo cáo thực hành vào tiết 4).
+ Viết báo cáo theo mẫu ở bài 6, so sánh kết quả thu được với nhóm cùng nhiệm vụ và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi ở mục 2 SGK/ 122.
c) Sản phẩm:
- Các sản phẩm lên men của HS (sữa chua, dưa chưa, bánh mì).
- Bài báo cáo của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện một nhóm lên trình bày quy trình làm sản phẩm mà nhóm được giao. - Các nhóm còn lại đối chiếu với quy trình của mình, nhận xét, thảo luận sau đó thống nhất quy trình hợp lí nhất và đưa ra những điểm cần lưu ý. - Tiết sau: Mời các nhóm trưng bày sản phẩm. - Các nhóm có cùng sản phẩm sẽ quan sát nếm thử. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS Thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, về nhà thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh báo cáo → trả lời câu hỏi của GV và nhóm khác (nếu có). - Các nhóm khác lắng nghe và đặt câu hỏi (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét quy trình và các bước HS đã thực hiện. | III. Làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật 1. Lên men sữa chua Bước 1: Đổ 1 lít sữa tươi ra bình chứa 2 lít. Bước 2: Bổ sung sữa chua thành phẩm vào hỗn hợp dịch sữa đã chuẩn bị ở bước 1, dùng đũa thủy tinh khuấy để sữa chua trộn đều. Bước 3: Chia đều hỗn hợp sữa vào các cốc sạch và đậy nắp. Bước 4: Ủ các cốc sữa ở nhiệt độ 35 – 40 oC trong thời gian khoảng 8 – 12 giờ. Bước 5: Bảo quản các cốc sữa trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 – 6 oC và sử dụng trong 5 ngày. Bước 6: Quan sát màu sắc, trạng thái, xác định mùi vị, đo pH của hỗn hợp sữa ở bước 2 và sản phẩm sữa chua ở bước 5. 2. Lên men dưa chua Bước 1: Rửa rau cải và hành bằng nước sạch, phơi héo rau cải. Bước 2: Cắt cải bẹ thành khúc khoảng 3 – 4cm, nếu dùng cải bắp thì thái nhỏ khoảng 0,5 – 0,8 cm, cắt hành lá thành khúc 3 – 4 cm. Bước 3: Trộn đều rau cải và hành rồi cho vào bình lên men, dùng phên nén chặt. Bước 4: Bổ sung dung dịch nước muối 3% có chứa 0,5 – 1 % đường cho ngập rau khoảng 5 cm. Bước 5: Ủ ở nhiệt độ 35 – 40oC trong 2 ngày thu được sản phẩm dưa chua. Bước 6: Thu thập số liệu. 3. Lên men bánh mì Bước 1: Trộn đều muối, men bánh mì và đường với 160 mL nước. Bước 2: Bổ sung dần dung dịch ở bước 1 vào bát bột và dùng tay trộn đều cho đến khi bột mịn. Bước 3: Ủ ở nhiệt độ 28 – 30oC trong khoảng 20 phút. Bước 4: Chia bột thành những phần nhỏ, tạo hình cho mỗi phần đó. Bước 5: Xếp bánh vào các khay và ủ ở nhiệt độ 28 – 30oC trong khoảng 1h. Bước 6: Dùng dao khía mặt bánh và nướng ở 160oC trong khoảng 25 – 30 phút thu được sản phẩm. Bước 7: Quan sát màu sắc vỏ bánh, xác định mùi và vị của bánh mì. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- HS hệ thống được kiến thức về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật để vẽ sơ đồ tư duy, khắc sâu mục tiêu bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tóm tắt quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ của vi sinh vật.
c. Sản phẩm học tập:
- Sơ đồ quá trình tổng hợp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và thực hiện nhiệm vụ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày sản phẩm khi GV chỉ định hoặc xung phong.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét câu trả lời, đưa ra đáp án chính xác nhất.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật để giải thích được cơ sở của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn, giải thích một số tình huống thực tế.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc và giải quyết tình huống sau:
Tình huống 1: ai được ăn, ai mất ăn
Có ba bạn học sinh Hào, Minh, Nam thực hiện làm sữa chua theo ba cách sau đây
- Hào: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó bổ sung ngay sữa chua Vinamilk → ủ ấm 6 – 8 giờ.
- Minh: Pha sữa bằng nước nóng, để nguội bớt đến khoảng 400C, bổ sung sữa chua Vinamilk, cho thêm enzyme lysozyme → ủ ấm 6 – 8 giờ.
- Nam: Pha sữa bằng nước nóng, để nguội bớt đến khoảng 400C, bổ sung sữa chua Vinamilk, ủ ấm 6 – 8 giờ.
Câu hỏi 1: Cách làm của bạn nào sẽ có sữa chua để ăn? Giải thích.
Câu hỏi 2: Cách làm của bạn nào sẽ không thành công? Giải thích.
c) Sản phẩm:
Tình huống 1
- Làm theo cách của Nam sẽ có sữa chua để ăn do các yếu tố đều thuận lợi cho vi khuẩn lactic phát triển và xảy ra lên men.
- Làm theo các của Hào và Minh sẽ không thành công:
+ Cách của Hào: sữa đang nóng (nhiệt độ cao) mà bổ sung sữa chua Vinamilk (vi khuẩn lactic) → vi khuẩn bị chết bởi nhiệt độ cao → không có tác nhân lên men.
+ Cách của Minh: do có bổ sung enzyme lysozyme vào. lysozyme là enzyme phá hủy thành tế bào vi khuẩn → vi khuẩn lactic bị mất thành → tế bào trương phồng và bị vỡ ra → vi khuẩn lactic bị chết → không có tác nhân lên men.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và thực hiện nhiệm vụ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày sản phẩm khi GV chỉ định hoặc xung phong.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét câu trả lời, đưa ra đáp án chính xác nhất.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1: Nhóm 1: Quang tổng hợp
- Quang tổng hợp là gì? Phân loại? Kể tên những VSV có khả năng quang tổng hợp?
..................................................................................................................................................................................................................................................................
- Vai trò và ứng dụng của quang tổng hợp ? Nêu ví dụ cụ thể?
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Phiếu học tập số 2: Nhóm 2: Tổng hợp amino acid, protein
- Mô tả quá trình tổng hợp protein ở vi sinh vật dưới dạng sơ đồ?
..................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nêu vai trò của tổng hợp amino acid, protein đối với bản thân VSV? Trong thực tế, con người đã khai thác khả năng này của VSV như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể?
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Phiếu học tập số 3: Nhóm 3: Tổng hợp polysaccharide,
polyhydroxyalkanoate
- Mô tả quá trình tổng hợp polysaccharide ở vi sinh vật dưới dạng sơ đồ?
..................................................................................................................................................................................................................................................................
- Tổng hợp polysaccharide có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Phiếu học tập số 4:Nhóm 4: Tổng hợp lipid
- Vai trò của lipid đối với tế bào VSV?
..................................................................................................................................................................................................................................................................
- Trong thực tế con người đã ứng dụng khả năng này ở VSV để làm gì?
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Phiếu học tập số 5: Nhóm 5: Tổng hợp kháng sinh
- Kháng sinh là gì? Vai trò của kháng sinh đối với VSV?
..................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nêu hiểu biết của em về sự ra đời của kháng sinh Penicillin?
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Phiếu giao nhiệm vụ thực hành
NHÓM | YÊU CẦU VỀ SẢN PHẨM |
HS hoạt động nhóm theo sự phân chia của giáo viên. | - Học sinh nghiên cứu nội dung mục III. Bài 19; tham khảo thêm thông tin ngoài SGK để thực hiện 3 sản phẩm lên men là sữa chua và rau, quả muối chua, bánh mì. - Thiết kế 1 sơ đồ bao gồm các nội dung: nguyên liệu, quy trình, nhưng lưu ý khi thực hiện. |
YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC | |
- Sơ đồ minh họa rõ ràng, dễ nhìn. - Sản phẩm lên men có mùi thơm, vị chua. | |
THỜI HẠN | YÊU CẦU VỀ CÁCH TRÌNH BÀY |
1 tuần (giờ sinh học kế tiếp) | - Sản phẩm được trưng bày tại lớp. |
- Trong thời gian 10 phút, cử đại diện giới thiệu sản phẩm của nhóm. | |
- Trả lời câu hỏi nhóm khác đặt ra ( nếu có). |
Tiêu chí đánh giá sản phẩm
Sản phẩm | Tiêu chí | Điểm tối đa | Giáo viên đánh giá | Nhóm khác đánh giá |
Sơ đồ | Đủ nội dung | 10 | ||
Trình bày khoa học | 5 | |||
Thuyết trình trôi chảy | 5 | |||
Sữa chua | Vị chua, thơm | 15 | ||
Dưa chua | Vị chua, thơm | 15 | ||
Bánh mì | Vị ngọt, thơm | 15 |