Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. | Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
ÔN TẬP PHẦN 1
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về giới thiệu chương trình môn sinh học và các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
- Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập phần 1.
- Vận dụng những hiểu biết của phần 1 để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung phần 1.
- Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về phần 1.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức phần 1.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông.
- Giấy khổ A0.
- Thiết bị (máy tính, điện thoại) có kết nối internet.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu:
- Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về giới thiệu chương trình môn sinh học và các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
b. Nội dung
- GV chia lớp thành 4 nhóm, đưa ra câu hỏi đặt vấn đề: Em hãy kể tên các chủ đề, từ khóa chúng ta đã học ở phần 1. GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời nhanh trong vòng 3 phút.
- GV yêu cầu HS sử dụng các từ khóa vừa liệt kê để vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức phần 1.
c. Sản phẩm:
- Các từ khóa HS liệt kê:
+ Đối tượng của sinh học, vai trò của sinh học, sinh học trong tương lai, ngành nghề, sinh học và sự phát triển bền vững, phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học, tin sinh học, cấp độ tổ chức sống, nguyên tắc thứ bậc,…
- Sơ đồ gợi ý hệ thống hóa kiến thức phần 1:
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề: Em hãy kể tên các chủ đề chúng ta đã học ở chương 4. GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời nhanh trong vòng 3 phút. - Sau đó, GV yêu cầu HS sử dụng từ khóa để vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức phần 1. - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nhớ lại những kiến thức đã học ở phần 1, liên tiếp đưa ra phương án trả lời trong vòng 3 phút. HS ghi những chủ đề HS kể tên lên bảng. - HS vẽ sơ đồ tư duy. - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Kết thúc 3 phút, HS mở lại sách để xem lại các chủ đề đã học. - GV công bố các câu trả lời đúng. - GV mời các nhóm trình bày sơ đồ của nhóm mình. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét và góp ý. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. |
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập
a. Mục tiêu:
- Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập phần 1.
- Vận dụng những hiểu biết của phần 1 để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
b. Nội dung:
- GV gợi ý, định hướng, tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tổ chức theo hình thức thi đua để HS hoàn thành các bài tập vận dụng SGK tr. 22, đồng thời phát triển phẩm chất, năng lực của HS.
c. Sản phẩm học tập:
- Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), thảo luận để hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập). - Sau khi hoàn thành các bài tập trong phiếu, các nhóm nhanh chóng dán phiếu học tập của nhóm mình lên bảng. Nhóm hoàn thành nhanh và đúng nhất sẽ nhận được phần thưởng từ GV. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại những kiến thức đã học thảo luận để hoàn thành bài tập. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Các nhóm dán phiếu học tập của nhóm mình lên bảng. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời trong phiếu học tập của các nhóm, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo. | Hướng dẫn giải bài tập1. Kể tên một số ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng của các ngành nghề đó: - Y học: Chất lượng cuộc sống ngày càng cao kéo theo đó là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và tiêu thụ các loại dược phẩm cũng tăng lên. - Dược học: Ngành Dược Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh với sự dịch chuyển lớn về số lượng và chất lượng, hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng. - Pháp y: Nguồn nhân lực cho ngành Pháp y đang thiếu trầm trọng. Đó chính là cơ hội cho học sinh Việt Nam khi tỉ lệ cạnh tranh giảm, và tỉ lệ ra trường có việc làm cao hơn. - Khoa học môi trường: Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế lẫn những hệ lụy tiêu cực mà nó đã và đang tác động lên môi trường cũng như đời sống con người, sự ra đời và phát triển của ngành liên quan đến môi trường là sứ mệnh của tất cả các quốc gia. Với vai trò quan trọng này, ngành liên quan đến môi trường trở thành chủ để nóng thu hút sự quan tâm của dư luận lẫn tìm kiếm của đông đảo các bạn trẻ. - Nông nghiệp và thủy sản: Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đã chuyển đổi dần sang công nghiệp và các ngành dịch vụ. Thế nhưng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vẫn là một trong những ngành quan trọng và không thể thiếu hiện nay. 2. Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững: Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì phát triển bền vững. Vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Những hiểu biết trong sinh học được ứng dụng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm. - Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phục vụ phát triển kinh tế. - Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị. Vai trò của sinh học trong bảo vệ môi trường: - Sinh học đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống và thích ứng với biến đổi khí hậu. - Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường. Vai trò của sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội: - Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực. - Đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng. 3. Nêu và sắp xếp các kĩ năng trong tiến trình theo các bước nghiên cứu khoa học: - Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi + Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết. + Qua quan sát để đặt ra những câu hỏi, từ đó tìm ra “vấn đề” nghiên cứu. - Bước 2: Hình thành giả thuyết khoa học + Giả thuyết phải cụ thể, liên quan trực tiếp đến câu hỏi đang đặt ra. - Bước 3: Kiểm tra giả thuyết khoa học + Trong bước này, thực hiện làm thực nghiệm để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết. + Nếu kết quả thử nghiệm không ủng hộ giả thuyết đưa ra thì cần phải kiểm tra lại quá trình thực nghiệm hoặc sửa đổi giả thuyết hay đưa ra một giả thuyết mới. - Bước 4: Làm báo cáo kết quả nghiên cứu + Trong bước này, thực hiện phân tích số liệu và rút ra kết luận nghiên cứu. + Kết luận đúng khi trả lời được câu hỏi nghiên cứu ban đầu bằng các dữ liệu tin cậy. 4. Các cấp độ tổ chức sống: phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái → sinh quyển. - Mối quan hệ thứ bậc giữa các cấp độ tổ chức sống: Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước bài 4: Khái quát về tế bào.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Trường:……….. Lớp:…………… PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: ……. 1. Kể tên một số ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng của các ngành nghề đó. ……………….……………….……………….……………….………………. ……………….……………….……………….……………….………………. ……………….……………….……………….……………….………………. 2. Cho biết vai trò của sinh học trong phát triển bền vững. ……………….……………….……………….……………….………………. ……………….……………….……………….……………….………………. ……………….……………….……………….……………….………………. 3. Nêu và sắp xếp các kĩ năng trong tiến trình theo các bước nghiên cứu khoa học. ……………….……………….……………….……………….………………. ……………….……………….……………….……………….………………. ……………….……………….……………….……………….………………. 4. Nêu các cấp độ tổ chức sống và mối quan hệ thứ bậc giữa các cấp độ đó. ……………….……………….……………….……………….………………. ……………….……………….……………….……………….………………. ……………….……………….……………….……………….………………. ……………….……………….……………….……………….………………. |