Giáo án Bài 22: Phương thức lây truyền và cách phòng chống và ứng dụng của virus Sinh học 10 Cánh diều


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 22: PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN, CÁCH PHÒNG CHỐNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA VIRUS

Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật, động vật và cách phòng chống.

- Giải thích được bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có thể biến thể.

- Thực hiện được dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra.

- Kể tên một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, trong y học và nông nghiệp, sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.

1.2. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác: Phân công hợp lí và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất và phân tích được các giải pháp phòng tránh các bệnh do virus.

2. Về phẩm chất:

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động bạn bè, người thân nâng cao ý thức phòng chống các bệnh do virus gây ra.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, SGK, tranh phóng to các hình trong SGK.

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh:

- SGK, đọc trước bài học.

- Tư liệu, tranh ảnh, video,... liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.

b. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình vẽ, thảo luận theo nhóm đôi, đặt câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học mới.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi mở đầu trong SGK:

1. Vì sao giãn cách và đeo khẩu trang (Hình 22.1) lại có vai trò quan trọng trong phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do SARS-CoV-2 gây ra ?

2. Giãn cách và đeo khẩu trang có phải là biện pháp cần thiết đối với tất cả các bệnh do virus không ? Vì sao?

Vì sao giãn cách và đeo khẩu trang (hình 22.1) lại có vai trò quan trọng trong phòng chống dịch

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại những kiến thức đã học, quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày ý kiến.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học:…

Để tìm hiểu về phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay: Bài 22 “Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus”

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

1. Giãn cách và đeo khẩu trang (Hình 22.1) lại có vai trò quan trọng trong phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do SARS-CoV-2 gây ra vì virus SARS-CoV-2 lây truyền chủ yếu thông qua đường hô hấp, do đó, việc giao tiếp không đeo khẩu trang và tiếp xúc gần là điều kiện thuận lợi khiến vi rút lây lan.

2. Giãn cách và đeo khẩu trang không phải là biện pháp cần thiết đối với tất cả các bệnh do virus vì phương thức lây truyền của các loại virus là không giống nhau: có virus lây qua đường hô hấp, có virus lây qua đường nước bọt, đường máu,...

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật.

a. Mục tiêu:

- Nêu được một số thiệt hại do vius gây ra trên cây trồng, cách thức virus xâm nhập vào tế bào thực vật, biểu hiện của thực vật khi bị nhiễm virus và cách phòng tránh.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS xem video, hình ảnh 22.2, đọc thông tin để tìm hiểu phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật.

- GV sử dụng phương pháp think - pair - share để tổ chức cho HS thảo luận nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời (phiếu học tập) của HS về phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật.

Những bệnh thường gặp

Biểu hiện bệnh

Cách xâm nhập

và lây truyền

Biện pháp phòng, chống

Vàng lùn; lùn xoăn lá; lùn sọc đen trên lúa.

Lá đốm vàng, sọc hay xoăn, héo, úa và rụng. Thân còi cọc, bị lùn.

Xâm nhập: vết thương cơ học, chích hút của côn trùng, sây sát do nông cụ.

Lây truyền: cầu sinh chất, qua mạch dẫn,….

Tạo giống sạch bệnh, tiêu diệt vật chủ trung gian gây bệnh, tạo giống cây kháng virus.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát video về những thiệt hại do virus gây ra trên cây trồng, hình ảnh 22.2, 22.3 đọc thông tin để tìm hiểu phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật.

- GV sử dụng phương pháp think - pair - share, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập số 1. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin và quan sát vi deo, hình ảnh 22.2, sau đó thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu học tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS thông qua phiếu học tập.

- GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật

- Một số bệnh gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp như bệnh vàng lùn, lùn xoăn lá, lùn sọc đen trên lúa.

- Virus truyền từ cây này sang cây khác thông qua vết thương: do côn trùng chích hút hoặc vết sây sát do nông cụ.

- Sau khi nhân lên trong tế bào, virus lây nhiễm sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất, hoặc lây nhiễm đến các bộ phận khác qua hệ thống mạch dẫn. Cây bị bệnh có thể lây truyền virus cho cây khác thông qua quá trình thụ phấn, côn trùng, nông cụ, hạt nhiễm virus.

- Biểu hiện: lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và rụng, thân còi cọc hoặc bị lùn.

- Phòng chống: Chọn giống cây sạch bệnh, diệt diệt vật chủ trung gian truyền bệnh, tạo giống cây trồng kháng virus.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở động vật

a. Mục tiêu:

- Phân biệt được phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở động vật.

- Hiểu được con đường nào sẽ làm cho virus phát tán nhanh nhất trong cộng đồng.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh 22.4; 22.5; 22.6; 22.7; 22.8 để tìm hiểu về phương thức lây truyền, cách phòng, chống bệnh và các biến chủng của virus gây bệnh ở động vật.

- HS hoạt động nhóm, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 2;3;4 về nội dung vừa nghiên cứu.

c. Sản phẩm học tập:

- Bảng so sánh của HS về phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở động vật.

Đáp án phiếu học tập số 2

Con đường

Ví dụ

Truyền dọc

Mẹ sang con; sinh nở; cho con bú

HIV; Viêm gan B

Truyền ngang

Hô hấp; tiêu hoá; trầy xước; quan hệ tình dục; vật trung gian truyền bệnh; lây qua đường máu;…

Cúm; sởi; SARS- CoV-2; bại liệt; viêm gan A; HIV; viêm gan B; dại; cúm A;…

Đáp án phiếu học tập số 3

Cách phòng bệnh do virus

Cách chống bệnh do virus

Ăn đúng, uống đủ, vận động hợp lí; tăng đề kháng.

Miễn dịch chống virus

- Không đặc hiệu: da, tuyến nước bọt, nước tiểu, đại thực bào…

- Đặc hiệu: lympho T; B…

Thuốc chống virus

- Nguyên tắc: Ức chế sự nhân lên của virus

- VD: AZT; acyclovir…

Vệ sinh cơ thể, môi trường sống sạch sẽ; sống lành mạnh;

Khoanh vùng, tiêu huỷ động vật bị bệnh, phun thuốc khử trùng, tiêu diệt trung gian gây bệnh

Tiêm vaccine phòng bệnh; thực hiện theo khuyến cáo của bộ y tế.

Đáp án phiếu học tập số 4

- Chúng ta thường gặp khó khăn trong việc chế tạo vaccine phòng virus cúm vì vật chất di truyền của virus cúm đơn giản, dễ biến đổi tạo nhiều chủng khác nhau nên chúng có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch và kháng thuốc rất nhanh.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn (nhóm A;B;C;); mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ (nhóm AI, A2,...; B1, B2,....), yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát vi deo, hình ảnh 22.4; 22.5; 22.6; 22.7; 22.8 để hoàn thành PHT của nhóm.

- GV yêu cầu: các nhóm thực hiện theo kĩ thuật mảnh ghép.

+ 3 nhóm chuyên gia: Nhóm A thực hiện Phiếu học tập số 2, nhóm B thực hiện Phiếu học tập số 3, nhóm C thực hiện Phiếu học tập số 4; . (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)

+ Chia lại 4 nhóm ngẫu nhiên và chia sẻ nội dung của mình thảo luận cho các thành viên khác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin và quan sát video, hình ảnh SGK, tổng hợp thông tin và thảo luận và hoàn thành phiếu học tập theo kĩ thuật mảnh ghép.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết, đặc biệt là nội dung của nhóm chuyên gia.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời ngẫu nhiên đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức.

II. Phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở động vật.

1. Phương thức lây truyền trên người và động vật

- Lây truyền dọc: là sự lây truyền virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua quá trình mang thai, sinh nở hoặc chăm sóc.

- Lây truyền ngang: qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, qua vết trầy sước trên cơ thể, qua quan hệ tình dục, lây truyền do vật trung gian truyền bệnh; lây truyền qua đường máu,…

2. Cách thức phòng, chống virus gây bệnh

- Phòng bệnh: Tùy thuộc vào loại virus và phương thức lây truyền mà chúng ta sẽ có các cách phòng, chống phù hợp.

- Chống bệnh:

+ Miễn dịch chống virus.

+ Thuốc chống virus.

3. Các biến chủng ở virus

- Virus nói chung và đặc biệt những virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai.

- Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, virus nói chung và đặc biệt virus có bộ gene là RNA thường có nhiều biến chủng nên chúng có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch và kháng thuốc rất nhanh.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về ứng dụng của virus

a. Mục tiêu:

- Liệt kê một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, trong y học và nông nghiệp, sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát video, hình ảnh về một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, trong y học và trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4-5 HS), yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh 22.9,22.10 đọc nội dung phần III (SGK bài 22) để tìm hiểu những ứng dụng của virus và trả lời các câu hỏi:

1. Kể tên một số ứng dụng của virus trong y học.

2. Mô tả quy trình sản xuất và sử dụng vaccine vector phòng SARS- CoV- 2? Quy trình sản xuất vaccine vector phòng SARS- CoV- 2 có thể sử dụng để sản xuất vaccine phòng virus khác được không?

3. Nêu vai trò của virus trong tự nhiên. Con người đã ứng dụng vai trò đó của virus để làm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm chú ý quan sát, lắng nghe, trả lời các câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời các câu hỏi của GV.

- Các HS khác lắng nghe và phản biện (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các nhóm, củng cố và chốt kiến thức.

III. Ứng dụng virus

1. Ứng dụng trong y học và sản xuất chế phẩm sinh học

- Ngày nay, virus được sử dụng làm vector chuyển và biểu hiện gene đích để sản xuất kháng thể, vaccine,… dùng trong y học.

- Chế phẩm vaccine vector gồm có gene đích và hệ gene của một virus lành tính. Khi đưa chế phẩm vaccine vector vào trong cơ thể, gene đích sẽ được biểu hiện và hình thành kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tương ứng.

2. Ứng dụng trong nông nghiệp và sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

- Virus kí sinh gây bệnh trên tất cả các sinh vật nên chúng có vai trò nhất định trong đấu tranh, kiểm soát các loài sinh vật trên Trái Đất. Chúng ta có thể lựa chọn những virus kí sinh gây bệnh trên những sinh vật có hại cho con người và ứng dụng chúng vào cuộc sống phục vụ cho con người.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

- Luyện tập một số kiến thức đã học về phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời một số câu hỏi để khắc sâu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

1. Trình bày phương thức lây truyền bệnh AIDS do virus HIV ở người và cách phòng chống?

2. Kể tên một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, trong y học và nông nghiệp, sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.

3. Bản chất của vaccine là gì? Mô tả quy trình sản xuất vaccine vector phòng SARS- CoV- 2.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời đại diện một số HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức về tế bào vào thực tiễn. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy Thực hiện dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra ở địa phương (viết bài tiểu luận báo cáo thống kê).

c. Sản phẩm học tập:

- Bài tiểu luận của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy Thực hiện dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra ở địa phương (viết bài tiểu luận báo cáo thống kê).

- GV lưu ý HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nhỏ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 23: Ôn tập phần 3.

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Trường:……….

Lớp:…………….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG VIRUS GÂY BỆNH Ở THỰC VẬT

Nhóm:……..

Những bệnh thường gặp

Biểu hiện bệnh

Cách xâm nhập và lây truyền

Biện pháp phòng, chống

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Phương thức lây truyền virus gây bệnh ở động vật.

Con đường

Ví dụ

Truyền dọc

Truyền ngang

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Cách phòng, chống bệnh do virus

Cách phòng bệnh do virus

Cách chống bệnh do virus

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: Các biến chủng ở virus

Câu hỏi thảo luận: Vì sao chúng ta thường gặp khó khăn trong việc chế tạo vaccine phòng virus cúm?

Gợi ý phiếu đánh giá dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra ở địa phương.

Tiêu chí

Mức 3

Mức 2

Mức 1

Lên kế hoạch

Thực hiện dự án

Nội dung dự án

Báo cáo dự án

Danh mục: Giáo án