Giáo án Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus Sinh học 10 Cánh diều


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 21: KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUS

Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus.

- Trình bày được cấu tạo của virus.

- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus.

1.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp về cấu tạo, phân loại, quá trình nhân lên của virus.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ.

2. Về phẩm chất:

- Trách nhiệm: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tìm hiểu về virus để có cách phòng chống phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT sinh học 10, Kế hoạch bài dạy.

- Các hình ảnh minh họa virus, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus. các hình 21.1; 21.5.

- Video về sự nhân lên của virus trong tế bào chủ (Nếu có).

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Hình ảnh, phiếu học tập, giấy A0, bút lông, nam châm.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT sinh học 10.

- Tranh ảnh, tư liệu, video,... và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, ôn tập kiến thức đã học học và gắn kết với kiến thức mới.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hình 21.1 thí nghiệm của Dmitri Ivanovsky, 1982. Mô tả thí nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh Khảm thuốc lá. Hãy thảo luận và nêu nhận xét về đặc điểm mầm bệnh”

Hình 21.1 mô tả thí nghiệm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh khảm thuốc lá.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hình 21.1 thí nghiệm của Dmitri Ivanovsky, 1982. Mô tả thí nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh Khảm thuốc lá. Hãy thảo luận và nêu nhận xét về đặc điểm mầm bệnh”

Hình 21.1 mô tả thí nghiệm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh khảm thuốc lá.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

Nhận xét về đặc điểm mầm bệnh gây bệnh khảm thuốc lá:

- Mầm bệnh đi qua được màng lọc vi khuẩn → Mầm bệnh có kích thước rất nhỏ (nhỏ hơn vi khuẩn).

- Phun dịch qua lọc lên môi trường dinh dưỡng thì không phát triển nhưng phun lên cây thuốc lá thì lại phát triển → Mầm bệnh sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của cây thuốc lá.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm virus

a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus.

b. Nội dung:

Từ thí nghiệm của ivanovsky, kết hợp đọc SGK

- HS quan sát hình ảnh SARS – CoV- 2 và 1 số virus SGK hoặc cho xem video và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nêu khái niệm virus từ đó cho biết virus có những đặc điểm nào khác so với vi khuẩn.

Câu 2: Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường gì?

c. Sản phẩm học tập:

Câu trả lời của HS

Câu 1: Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, nhỏ sống kí sinh bắt buộc trong tế bào vật chủ .

Câu 2: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc → Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường có các tế bào chủ thích hợp với virus như vi khuẩn, các loại nấm, động vật, thực vật.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Từ thí nghiệm của ivanovsky, kết hợp đọc SGK

- HS quan sát hình ảnh SARS – CoV- 2 và 1 số virus SGK hoặc cho xem video và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nêu khái niệm virus từ đó cho biết virus có những đặc điểm nào khác so với vi khuẩn.

Câu 2: Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu sgk theo cặp đôi, suy nghĩ và xung phong trả lời câu hỏi.

- GV bao quát lớp, gợi ý HS trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời 2 HS bất kì trả lời câu hỏi, gọi 1 vài HS nhận xét, góp ý, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả câu trả lời của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và kết luận.

- HS ghi nội dung bài học vào vở.

I. Khái niệm virus

- Virus là dạng sống, không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.

- Virus chứa vật chất di truyền (nucleic acid) và protein nhưng không có cấu tạo tế bào nên không được gọi là cơ thể mà gọi là hạt virus. Kích thước virus rất nhỏ, đường kính khoảng 20 – 300 nm, chúng không trao đổi chất nên phải sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khỉ nhân lên.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cấu tạo của virus

a. Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo của virus.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1 (phần hồ sơ dạy học).

c . Sản phẩm:

- Phiếu HT số 1 HS (phần hồ sơ dạy học).

Các thành phần cấu tạo virus

Chức năng

1. Hệ gen: (acid nucleic): 1 ADN hoặc 1 ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

Quyết định mọi đặc điểm của virus.

2.Vỏ bọc protein (capsid): Cấu tạo từ các đơn vị protein.

Bảo vệ hệ gen virus.

Một số virus có thêm vỏ ngoài.

+ Cấu tạo vỏ ngoài là lớp kép lipid và protein.

+ Mặt vỏ ngoài có các gai glycoprotein.

Giúp virus bám lên bề mặt tế bào chủ.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, khi thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

+ Quan sát hình 21. 2 SGK, hoàn thành phiếu học tập số 1: thành phần cấu tạo của virus và chức năng của mỗi thành phần.

- GV hỏi thêm 1 số câu hỏi liên quan đến bài học.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân: nghiên cứu nội dung trong SGK.

- HS thảo luận nhóm, thống nhất nội dung và hoàn thành PHT.

- GV bao quát lớp, gợi ý nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung và thống nhất ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, của các nhóm và chốt lại một số ý kiến cơ bản như ở mục sản phẩm.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, của các nhóm.

- GV kết luận nội dung bài học, HS ghi bài vào vở như ở mục sản phẩm phiếu học tập.

II. Cấu tạo của virus

- Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia thành hai loại là virus trần và virus có màng bọc.

- Cả hai loại đều có lõi là phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền và vỏ capsid bao bọc bảo vệ phía ngoài, hỗn hợp hai thành phần này gọi là nucleocapsid.

+ Virus trần, protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ.

+ Ở virus có màng bọc, các gai glycoprotein trên lớp màng phospholipid kép chính là các thụ thể của virus. Ở một số virus gây bệnh trên vi khuẩn ví dụ như phage T4, thụ thể nằm ở đầu tận cùng của lông đuôi.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu chu trình nhân lên của virus

a. Mục tiêu:

- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus.

b. Nội dung:

- GV có thể cho học sinh xem video về sự nhân lên của virus trong tế bào. (HS không sử dụng SGK ở mục III)

- Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2 (phần hồ sơ dạy học).

c. Sản phẩm:

- Đáp án phiếu học tập số 2.

Tên giai đoạn

Mô tả diễn biến

Gợi ý câu hỏi may mắn (Bốc thăm và trả lời 1 câu hỏi)

1. Bám dính (hấp phụ)

Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

Câu 1: Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng.

Câu 2: HIV xâm nhập vào tế bào của hệ thống miễn dịch như T-CD4 làm suy giảm miễn dịch nên các VSV cơ hội tấn công.

Câu 3: Vì đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

2. Xâm nhập

Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ, virus có màng bọc đưa nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi “cởi áo” để giải phóng vật chất di truyền.

3. Sinh tổng hợp

Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hạnh tổng hợp các phân tử protein, nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp.

4. Lắp ráp

Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau.

5. Giải phóng

Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng.

- Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV có thể cho học sinh xem video về sự nhân lên của virus trong tế bào. (HS không sử dụng SGK ở mục III).

- GV yêu cầu học sinh ghép các mảnh ghép về diễn biến quá trình nhân lên của virus đúng với mỗi giai đoạn, không sử dụng SGK.

- Để khắc sâu kiến thức về chu trình nhân lên của virus, GV yêu cầu các nhóm thảo luận về các câu hỏi bổ sung:

- Quan sát hình 21.4 in và 21.5 SGK, mô tả các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus. Em có nhận xét gì về thời gian nhân lên của phage T4 trong tế bào chủ? Cho biết điều gì xảy ra với tế bào chủ khi virus được giải phóng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- GV bao quát lớp, gợi ý HS trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV HS các nhóm báo cáo.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả câu trả lời của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và kết luận.

- HS ghi nội dung bài học vào vở.

III. Chu trình nhân lên của virus

Chu trình nhân lên của virus trải qua 5 giai đoạn:

- (1) Bám dính (Hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

- (2) Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ, virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (Cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

- (3) Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp.

- (4) Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.

- (5) Giải phóng: Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần. Virus có màng bọc sẽ sử dụng màng của tế bào chủ có gắn các protein đặc trưng của virus làm màng bao xung quanh. Các virus mới được hình thành sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a . Mục tiêu:

- HS ôn tập được kiến thức về khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus, khắc sâu mục tiêu bài học.

b. Nội dung:

- Hệ thống các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ yêu cầu HS phải làm qua đó có thể đánh giá trình độ phát triển năng lực của HS trong và sau khi học tập.

Câu hỏi : Ra dưới dạng lồng vào trò chơi.

Câu 1. Hình thức sống của virus là

A. kí sinh không bắt buộc.

B. hoại sinh.

C. cộng sinh.

D. kí sinh bắt buộc.

Câu 2. Nucleocapsid là tên gọi dùng để chỉ

A. phức hợp gồm vỏ capsid và nucleic acid.

B. các vỏ capsid của virus.

C. bộ gen chứa ADN của virus.

D. bộ gen chứa ARN của virus.

Câu 3. Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của virus với thụ thể của tế bào chủ?

A. Giai đoạn xâm nhập.

B. Giai đoạn sinh tổng hợp.

C. Giai đoạn hấp phụ.

D. Giai đoạn phóng thích.

D. Virus di chuyển vào nhân của tế bào chủ.

Câu 4: Chu trình nhân lên của virus theo thứ tự là.

A. Hấp phụ → Xâm nhập → Tổng hợp → Lắp ráp → Giải phóng.

B. Giải phóng → Xâm nhập → Tổng hợp → Lắp ráp → Hấp phụ.

C. Hấp phụ → Lắp ráp → Tổng hợp → Xâm nhập → Giải phóng.

D. Giải phóng → Lắp ráp → Tổng hợp → Xâm nhập → Hấp phụ.

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm chung của virus?

A. Kích thước vô cùng nhỏ bé.

B. Có khả năng nhân lên ngoài tế bào vật chủ.

C. Chỉ được nhân lên trong tế bào sinh vật sống.

D. Chưa có cấu tạo tế bào.

c. Sản phẩm:

1. D

2. A

3. C

4. A

5. B

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ, nhớ lại kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định hoặc xung phong.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét câu trả lời, đưa ra đáp án chính xác nhất.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức bài học để giải thích một số vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

1. Tại sao những người bị hội chứng HIV/AIDS thường mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy?

2. Tại sao mỗi loại Virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định. Cho ví dụ.

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của học sinh về virus và chu trình nhân lên của virus.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

1. Tại sao những người bị hội chứng HIV/AIDS thường mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy?

2. Tại sao mỗi loại Virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định. cho ví dụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoàn thành bài làm vào vở.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Nộp bài vào buổi học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả

- GV chấm vở 1 số HS vào buổi học sau.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus.

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Thành phần cấu tạo virus

Chức năng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tên giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus

Mô tả diễn biến

Gợi ý câu hỏi may mắn

(Bốc thăm và trả lời 1 câu hỏi)

Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra với tế bào chủ khi virus được giải phóng?

Câu 2: Tại sao những người bị hôi chứng HIV/AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy?

Câu 3: Tại sao mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định? Cho ví dụ

Học liệu số:

Đường link: video https://youtu.be/FlLPb3RBUbc

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM

Tên người đánh giá.............………………………..Nhóm: ............

STT

Tiêu chí

Không tích cực

Khá

tích cực

Tích cực

Rất

tích cực

Nhận

xét

1

Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ học tập

2

Đề xuất ra các phương pháp thực hiện PHT

3

Chủ động giải quyết những nhiệm vụ khó của nhóm

4

Tìm và chia sẻ các nguồn tài liệu cho các thành viên nhóm

5

Có tóm tắt lại những nội dung chính của buổi thảo luận nhóm

6

Em xem xét vấn đề của nhóm đưa ra ở nhiều quan điểm khác nhau

7

Em tham gia đủ các buổi làm việc nhóm

8

Em đóng góp ý kiến xây dựng dàn ý, nội dung báo cáo của nhóm, có lập kế hoạch làm việc cho nhóm

9

Em có điều khiển phân chia các nhiệm vụ cho các thành viên

10

Em có đề xuất các thay đổi cần thiết về chủ đề báo cáo

11

Em chấp nhận, tôn trọng các quan điểm khác nhau của nhóm

12

Em giúp nhóm đạt được các quyết định công bằng và hợp lí

Danh mục: Giáo án