Giáo án Bài 15: Thực hành làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân Sinh học 10 Cánh diều


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 15: THỰC HÀNH: LÀM TIÊU BẢN NHIỄM SẮC THỂ ĐỂ QUAN SÁT QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN Ở TẾ BÀO THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Thực hành làm được tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân.

- Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập khi thực hành làm các thí nghiệm quan sát tiêu bản về quá trình phân bào.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin của các thí nghiệm quan sát tiêu bản về quá trình phân bào.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Có thái độ trung thực, ý thức cẩn thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác, tuân thủ quy tắc an toàn phòng thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- GV chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý trong SGK.

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu, máy ảnh (điện thoại di động).

2. Đối với học sinh

- Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.

- Báo cáo kết quả thực hành.

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế tò mò, hào hứng để bước vào bài thực hành.

- HS nêu được mục tiêu bài học, kiểm tra được các dụng cụ, mẫu vật cần có.

b) Nội dung:

- HS trả lời các câu hỏi của GV để tìm hiểu khái quát bài thực hành.

+ “Bằng cách nào chúng ta có thể tận mắt quan sát và phân biệt các kì của quá trình phân bào?”

+ Nêu mục tiêu, kiểm tra dụng cụ, mẫu vật trong bài.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: “Bằng cách nào chúng ta có thể tận mắt quan sát và phân biệt các kì của quá trình phân bào?”.

- GV yêu cầu Hs nêu mục tiêu và nội dung bài thực hành (giới thiệu các mẫu vật, dụng cụ, hóa chất).

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Cá nhân được GV chỉ định trả lời các yêu cầu của GV.

- HS khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV nhận xét và dẫn dắt vào nội dung thực hành.

- Mục tiêu bài thực hành:

+ Thực hành làm được tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân (hành tây, hành ta, đại mạch, cây tỏi, lay ơn, khoai môn,…).

+ Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật (châu chấu đực, hoa hành,…).

- Mẫu vật: rễ củ hành, hoa hành, lá cây thài lài tía (cây lẻ bạn),…

+ Dụng cụ: kính hiển vi, lam kính, lamen, đĩa đồng hồ, kẹp, giấy thấm, kim mũi mác, kim nhọn, dao lam, đèn cồn, tranh ảnh các kì phân bào,…

+ Hóa chất: carmin acetic, cồn, acetic acid 5%, dung dịch Carnoy, HCl 1,5N, aceto-orcein 2%, nước cất,…

2. Hoạt động 2: Thực hành thí nghiệm

Hoạt động 2.1: Làm tiêu bản nhiễm sắc thể quan sát quá trình nguyên phân

a) Mục tiêu:

- Làm được tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân.

- Quan sát và vẽ được các tế bào đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân.

b) Nội dung:

- HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK để biết chuẩn bị, nội dung cách tiến hành theo các bước đã mô tả trong SGK trang 91.

- HS hoạt động cá nhân lắng nghe GV giao nhiệm vụ.

- HS thảo luận nhóm để tiến hành làm tiêu bản, quan sát tiêu bản theo nhóm.

c) Sản phẩm:

- Tiêu bản hoàn chỉnh quá trình nguyên phân của rễ hành.

- Tiêu bản được đặt đúng vị trí trên kính hiển vi và quan sát được hình ảnh các kỳ rõ nét nhất.

- Nhận biết và vẽ các kì nguyên phân vào vở.

- Bài báo cáo kết quả thực hành.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Trước giờ thực hành giáo viên cần làm một số công việc:

+ Chia lớp thành các nhóm.

+ Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm bảo quản.

- Giáo viên nêu yêu cầu:

+ Nghiên cứu quy trình trong SGK để tiến hành làm tiêu bản.

+ Quan sát và nhận biết các kì của quá trình nguyên phân.

+ Vẽ sơ lược hình tế bào với các kì quan sát được.

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác cố định mẫu vật và cách quan sát bằng kính hiển vi.

- GV yêu cầu HS chụp hình lại các kì đã quan sát được.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm sẵn sàng mẫu tiêu bản ở vị trí quan sát hình các kì nguyên phân rõ nhất

- GV kiểm tra bằng cách quan sát tiêu bản trên kính hiển vi các nhóm.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV kiểm tra kết quả thực hành (mẫu tiêu bản quan sát được các kì của quá trình nguyên phân ở tế bào rễ hành) của HS.

- GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá qua thang đánh giá và phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics).

I. Làm tiêu bản nhiễm sắc thể quan sát quá trình nguyên phân

Bước 1. Chọn củ hành có rễ dài khoảng 0,5 – 2 cm rửa sạch, mỗi nhóm cắt 5 – 10 đầu rễ (dài khoảng 2 – 3 mm) để trong đĩa đồng hồ có sẵn nước.

Bước 2. Dùng ống nhỏ giọt hút hết nước trong đĩa đồng hồ, nhỏ khoảng 1 mL HCl 1,5 N và để yên khoảng 5 phút ở nhiệt độ khoảng 60oC (acid HCl giúp thủy phân thành tế bào làm đầu rễ mềm giúp dàn đều tế bào trên lam kính).

Bước 3. Hút bỏ HCl trong đĩa đồng hồ; nhỏ thêm 1 mL dung dịch nhuộm carmine acetic 2 % hoặc orcein acetic 2 % nhuộm nhiễm sắc thể khoảng 10 phút.

Bước 4. Dùng kim mũi mác lấy 1 – 2 mm đầu rễ đặt lên lam kính có nhỏ sẵn một giọt acetic acid 5 %, đậy lamen. Sử dụng đầu bút lông (đã hết mực) ép lên đầu rễ theo hình tròn giúp dàn đều tế bào trên lam kính, dùng giấy thấm hút bớt nước còn thừa trên tiêu bản.

Tiêu bản sau khi ép được quan sát trên kính hiển vi quang học ở vật kính 10x để phát hiện các tế bào và chọn tế bào quan sát rõ. Sau đó chuyển sang vật kính 40x để nhận dạng các kì nguyên phân qua quan sát hình thái nhiễm sắc thể.

Hoạt động 2.2: Làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật

a) Mục tiêu:

- Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật.

- Quan sát và vẽ được các tế bào đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình giảm phân.

b) Nội dung:

- HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK mục II. Thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào để biết chuẩn bị, nội dung cách tiến hành theo các bước đã mô tả trong SGK trang 93.

- HS hoạt động cá nhân lắng nghe GV giao nhiệm vụ.

- HS thảo luận nhóm để tiến hành làm tiêu bản, quan sát tiêu bản theo nhóm.

c) Sản phẩm:

- Mẫu tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật (tế bào tinh hoàn châu chấu đực).

- Bài báo cáo kết quả thực hành.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm như làm tiêu bản quá trình nguyên phân.

- Phát dụng cụ, mẫu vật, hóa chất.

*GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu quy trình trong SGK để tiến hành làm tiêu bản.

- Quan sát và nhận biết các kì của quá trình giảm phân của tế bào động vật.

- Vẽ sơ lược hình tế bào với các kì quan sát được.

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác cố định mẫu vật và cách quan sát bằng kính hiển vi.

- GV yêu cầu HS chụp hình lại các kì đã quan sát được.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm sẵn sàng mẫu tiêu bản ở vị trí quan sát hình các kì giảm phân rõ nhất.

- GV kiểm tra bằng cách quan sát tiêu bản trên kính hiển vi các nhóm.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV kiểm tra kết quả thực hành của HS.

- GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá qua thang đánh giá và phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics).

II. Làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật

Bước 1. Dùng kéo cắt ngang phần bụng và ngực của châu chấu đực, lấy kim mũi mác gạt nhẹ phần bụng sẽ thấy khối màu vàng cam có chứa tinh hoàn, đặt tinh hoàn lên lam kính có chứa sẵn 1 giọt nước; tách bỏ thể mỡ màu vàng cam; giữ lại tinh hoàn có hình dạng nải chuối màu trắng gồm nhiều túi tinh.

Bước 2. Đặt các túi tinh lên trên lam kính có sẵn 1-2 giọt carmine acetic 2 %, dùng kim mũi mác dầm nhẹ đề xé rách túi tinh; nhuộm trong 10 phút.

Bước 3. Đậy lam men, đặt giấy thấm lên tiêu bản, dùng ngón tay cái ấn nhẹ lên lam men để dàn đều tế bào trên lam kính.

Bước 4. Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, lúc đầu dùng vật kính 10 X để xác định các tế bào và chọn tế bào quan sát rõ. Sau đó chuyển sang dùng vật kính 40X để quan sát chi tiết. Đếm số lượng và quan sát hình thái của nhiễm sắc thể. Vẽ hình quan sát được.

Hoạt động 2.3: Làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào thực vật

a) Mục tiêu:

- Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào thực vật.

- Quan sát và vẽ được các tế bào đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình giảm phân.

b) Nội dung:

- HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK mục III, Thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào để biết chuẩn bị, nội dung cách tiến hành theo các bước đã mô tả trong SGK trang 94.

- HS hoạt động cá nhân lắng nghe GV giao nhiệm vụ.

- HS thảo luận nhóm để tiến hành làm tiêu bản, quan sát tiêu bản theo nhóm.

c) Sản phẩm:

- Mẫu tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào thực vật.

- Bài báo cáo kết quả thực hành.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm.

- Phát dụng cụ, mẫu vật, hóa chất.

*GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu quy trình trong SGK để tiến hành làm tiêu bản.

- Quan sát và nhận biết các kì của quá trình giảm phân ở tế bào thực vật.

- Vẽ sơ lược hình tế bào với các kì quan sát được.

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác cố định mẫu vật và cách quan sát bằng kính hiển vi.

- GV yêu cầu HS chụp hình lại các kì đã quan sát được.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm sẵn sàng mẫu tiêu bản ở vị trí quan sát hình các kì giảm phân rõ nhất.

- GV kiểm tra bằng cách quan sát tiêu bản trên kính hiển vi các nhóm.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV kiểm tra kết quả thực hành của HS.

- GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá qua thang đánh giá và phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics).

III. Làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào thực vật

Bước 1. Chọn cụm hoa hẹ (hoặc hoa hành) chưa nở, tách lấy 2 – 3 nụ hoa kích thước trung bình trong cụm, dùng kim mũi mác tách lấy 5 – 6 túi phấn đặt lên lam kính có sẵn 1 giọt HCl 1,5 N, ngâm trong 1 phút.

Bước 2. Dùng giấy thấm hút hết HCl, dầm nát bao phấn bằng kim mũi mác, nhỏ 1 – 2 giọt carmine acetic 2 % để nhuộm trong 10 phút.

Bước 3. Đậy lamen, dùng ngón tay cái ấn nhẹ lên lamen để dàn đều tế bào trên lam kính.

Bước 4. Khi đưa tiêu bản lên kính để quan sát, lúc đầu dùng vật kính 10x để xác định các tế bào, chọn tế bào quan sát rõ. Sau đó chuyển sang dùng vật kính 40x để quan sát chi tiết. Vẽ hình quan sát được.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu.

- Trả lời một số câu hỏi sau.

*Nguyên phân:

C1. Tại sao phải chọn phần đầu rễ hành?

C2. Việc ngâm đầu rễ vào dung dịch carmin acetic có ý nghĩa gì?

C3. Tại sao phải dàn mẫu trên lam kính?

C4. Tại sao khi dàn mẫu thì chỉ gõ nhẹ trên lam kính? Nếu gõ mạnh tay thì điều gì sẽ xảy ra?

*Giảm phân:

C1. Tại sao cần phải tách lấy bao phấn.

C2. Việc dầm bao phấn bằng kim nhọn có tác dụng gì? Nếu không dầm bao phấn thì có quan sát được tiêu bản các kì của quá trình giảm phân không?

C3. Hai loại hóa chất HCl 1,5N và orcein acetic 2% có vai trò gì?

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Công cụ đánh giá: Bảng Rubric:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CỦA HỌC SINH THEO TIÊU CHÍ (Dành cho GV)

Tiêu chí

N1

N2

N3

N4

1. Di chuyển (0,5đ)

Trật tự, nhanh nhẹn, đúng nhóm.

Mất trật tự, chưa đúng nhóm.

2. Thái độ (1đ)

Rất tích cực.

Bình thường.

Chưa tích cực.

3. Thao tác thực hành thí nghiệm (1đ)

Đúng thao tác.

Chưa đúng thao tác.

4. Kết quả (5đ)

Đúng, quan sát rõ mẫu.

Đúng, quan sát chưa rõ mẫu.

Sai kết quả.

5. Báo cáo (1,5đ)

Đúng kết quả, ngắn gọn, thuyết phục.

Bình thường.

Sai kết quả, dài dòng, khó hiểu.

6. Thời gian hoàn thành (0,5đ)

Đúng thời gian quy định.

Không đúng thời gian quy định.

7. Vệ sinh (0,5đ)

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi thực hành.

Không đảm bảo vệ sinh trước, trong và sau khi thực hành.

TỔNG ĐIỂM

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Tên nhóm:

Tổng số thành viên:

Họ và tên thành viên được đánh giá:

Hãy đánh giá (x) vào mức độ phù hợp (1 là mức thấp nhất, 5 là mức cao nhất

TT

Kết quả và kĩ năng làm việc nhóm

Mức độ

1

2

3

4

5

1

Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân do nhóm phân công

2

Khả năng phối hợp với các thành viên trong nhóm

3

Lắng nghe ý kiến số đông

4

Sẵn sàng đương đầu với khó khăn cá nhân và khó khăn của nhóm

5

Luôn dành thời gian cá nhân để giúp đỡ các thành viên trong nhóm

6

Thực hiện công việc được giao đúng tiến độ

7

Luôn có trách nhiệm với công việc chung của nhóm

8

Biết thuyết phục thành viên trong nhóm

Danh mục: Giáo án