Giáo án Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme Sinh học 10 Cánh diều


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 10: SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ ENZYME

Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Phát biểu được khái niệm chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

- Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hóa năng lượng ở tế bào.

- Giải thích được năng lượng được tích lũy và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là dạng năng lượng hóa học (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học).

- Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học.

- Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Trình bày được vai trò của enzyme trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Nêu được khái niệm, cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme.

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme.

- Làm được thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme, kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của amylase.

1.2 Năng lực chung

- Tự học và tự chủ: Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập tập ở các bài trước.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về năng lượng và chuyển hóa năng lượng trong tế bào đã tìm hiểu được.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình hoạt động nhóm để thảo luận về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

- Trung thực: Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình báo cáo đúng số liệu và kết quả nghiên cứu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh sách giáo khoa phóng to, bút dạ, giấy A0.

- Phiếu học tập: Tìm hiểu về enzyme

- Video các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giúp khác của enzyme

https://www.youtube.com/watch?v=uHQp-oXq8So

- Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ, hóa chất theo hướng dẫn trong sách giáo khoa

2. Học sinh

- Nghiên cứu tài liệu.

- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.

- Chuẩn bị các mẫu vật.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu

- Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập ôn tập kiến thức đã học và gắn liền với kiến thức mới.

b. Nội dung

- Học sinh hoạt động cá nhân và thảo luận các bạn cùng bàn nêu các dạng năng lượng, chuyển hóa năng lượng.

+ Quan sát hình 10.1 sách giáo khoa và nêu các dạng năng lượng trong quá trình quang hợp? Trong quá trình đó , năng lượng được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào? Chuyển hóa năng lượng là gì?

c. Sản phẩm

- Các câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu học sinh : Quan sát hình 10.1 sách giáo khoa và nêu các dạng năng lượng trong quá trình quang hợp? Trong quá trình đó, năng lượng được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào? Chuyển hóa năng lượng là gì?

- Học sinh lắng nghe và quan sát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Cá nhân học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.

- GV gợi ý nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên gọi một số học sinh lên trả lời câu hỏi và nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và kết luận.

- GV dẫn dắt vào bài học mới.

- Các câu trả lời của HS.

* Gợi ý:

- Các dạng năng lượng trong quá trình quang hợp là năng lượng quang năng và năng lượng hoá học.

+ Năng lượng quang năng là năng lượng ánh sáng mặt trời.

+ Năng lượng hoá học là năng lượng dự trữ trong các liên kết hóa học.

- Trong quá trình quang hợp, năng lượng chuyển hoá từ năng lượng quang năng sang năng lượng hóa học.

- Khái niệm chuyển hóa năng lượng: Chuyển hóa năng lượng là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về các dạng năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào

a. Mục tiêu

- Phát biểu được khái niệm chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

- Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hóa năng lượng ở tế bào.

- Giải thích được năng lượng tích lũy và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là dạng năng lượng hóa học học (Năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học).

b. Nội dung:

- Học sinh đọc thông tin SGK, quan sát hình 10.2, 10.3 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Hoạt động sống của tế bào và cơ thể sử dụng các dạng năng lượng nào? Quá trình nào cung cấp năng lượng đó cho tế bào?

+ Quan sát hình 10.2 và xác định các dạng năng lượng được chuyển hóa trong hoạt động sống của tế bào.

+ Ở hình 10.3, năng lượng được chuyển từ dạng nào sang dạng nào? Sự chuyển hóa này có ý nghĩa gì đối với tế bào?

c. Sản phẩm

- Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Học sinh đọc thông tin SGK, quan sát hình 10.2, 10.3 và trả lời các câu hỏi sau:

+Hoạt động sống của tế bào và cơ thể sử dụng các dạng năng lượng nào? Quá trình nào cung cấp năng lượng đó cho tế bào?

+ Quan sát hình 10.2 và xác định các dạng năng lượng được chuyển hóa trong hoạt động sống của tế bào.

+ Ở hình 10.3, năng lượng được chuyển từ dạng nào sang dạng nào? Sự chuyển hóa này có ý nghĩa gì đối với tế bào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần thiết.

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ được giao.

- Quan sát hình ảnh kết hợp đọc SGK và tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên mời học sinh trả lời và các học sinh khác nhận xét bổ sung

- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét các câu trả lời và kết luận.

I. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng ở tế bào

1. Các dạng năng lượng trong tế bào

- Trong tế bào năng lượng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng tại chủ yếu là năng lượng hóa học - năng lượng dự trữ trong các liên kết hóa học.

2. Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào

- Toàn bộ các phản ứng đều xảy ra đồng thời với sự chuyển hóa năng lượng. Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào có thể hiểu là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

- Tế bào sử dụng năng lượng thực hiện các hoạt động sống đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ATP – “Đồng tiền” năng lượng

a. Mục tiêu

- Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học.

- Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với quá trình tích lũy, giải phóng năng lượng.

b. Nội dung:

- Học sinh đọc thông tin SGK, quan sát hình 10.4, 10.5 và hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

c. Sản phẩm

- Các câu trả lời của HS trên phiếu học tập số 1.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Học sinh đọc thông tin SGK, quan sát hỉnh 10.4, 10.5 và hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần thiết.

- Quan sát hình ảnh kết hợp đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên mời học sinh trả lời và các học sinh khác nhận xét bổ sung

- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét các câu trả lời và kết luận.

I. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng ở tế bào

3. ATP – “Đồng tiền” năng lượng

- Sự phân giải của các phân tử dự trữ năng lượng và các đơn phân của chúng không thể cung cấp năng lượng trực tiếp cho các hoạt động sống của tế bào mà gián tiếp thông qua ATP.

- Phân tử ATP có 3 gốc phosphate. Khi liên kết giữa hai gốc phosphate của ATP bị phá vỡ, năng lượng được chuyển hóa trực tiếp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào. Sự phân giải các hợp chất dự trữ năng lượng cung cấp năng lượng cho sự hình thành liên kết giữa các gốc phosphate trong phân tử ATP. Vì vậy ATP đóng vai trò là “đồng tiền” năng lượng của tế bào.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về khái niệm, vai trò, cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme

a. Mục tiêu

- Trình bày được vai trò của enzyme trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Nêu được khái niệm cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme.

b. Nội dung:

- HS nghiên cứu , quan sát , hoàn thiện phiếu học tập số 2 theo yêu cầu của giáo viên hình thành kiến thức về vai trò, cấu trúc của enzyme và các yếu tố ảnh hưởng hoạt tính của enzyme. (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

c. Sản phẩm

- Nội dung phiếu học tập số 2.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Học sinh đọc thông tin SGK, quan sát hình 10.6 và hoàn thành phiếu học tập số 2 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần thiết.

- Quan sát hình ảnh kết hợp đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập số 2.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên mời học sinh trả lời và các học sinh khác nhận xét bổ sung

- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét các câu trả lời và kết luận.

II. Enzyme

1. Khái niệm và vai trò của enzyme

- Enzyme là chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

- Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác được gọi là cơ chất.

- Enzyme có thể làm tăng tốc độ phản ứng lên hàng trăm nghìn đến hàng triệu tỉ lần so với phản ứng không có chất xúc tác.

2. Cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme

- Hầu hết các enzyme có bản chất là protein. Một số enzyme có thêm thành phần không phải là protein, được gọi là cofactor.

- Phân tử enzyme có một vùng nhỏ có cấu trúc không gian tương ứng với cơ chất, liên kết đặc hiệu với cơ chất, làm biến đổi cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Khi cơ chất liên kết vào, trung tâm hoạt động thay đổi hình dạng để khớp với cơ chất. Sự liên kết này thường bằng liên kết yếu, tạm thời nhưng tạo điều kiện cho sự biến đổi cơ chất một cách nhanh chóng.

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme

a. Mục tiêu

- Phân tích được các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme.

b. Nội dung:

- HS nghiên cứu , quan sát , hoàn thiện phiếu học tập số 3 theo yêu cầu của giáo viên hình thành kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme. (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

c. Sản phẩm

- Nội dung phiếu học tập số 3.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Học sinh đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập số 3 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần thiết.

- Quan sát hình ảnh kết hợp đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập số 3.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên mời học sinh trả lời và các học sinh khác nhận xét bổ sung

- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét các câu trả lời và kết luận.

II. Enzyme

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme

- Khi nồng độ cơ chất tăng đến mức nhất định, tốc độ phản ứng không tăng nữa do toàn bộ enzyme đã liên kết với cơ chất. Trong điều kiện dư thừa cơ chất, khi tăng nồng độ enzyme thì tốc độ phản ứng cũng tăng lên.

- Mỗi enzyme thường hoạt động trong một dải nhiệt độ, pH nhất định. Nếu nhiệt độ tăng cao, enzyme sẽ bị thay đổi cấu trúc không gian và có thể dẫn đến mất hoạt tính hoàn toàn.

- Enzyme thường hoạt động ở dải pH 6 – 8. Tuy nhiên, một số enzyme hoạt động trong môi trường acid hay kiềm.

- Một số chất khi được bổ sung vào môi trường phản ứng ở nồng độ phù hợp làm tăng tốc độ phản ứng enzyme được gọi là chất hoạt hóa. Một số chất khác làm giảm tốc độ phản ứng enzyme hoặc dừng phản ứng enzyme được gọi là chất ức chế.

Hoạt động 2.5. Thực hành về enzyme

a. Mục tiêu

- Làm được thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme, kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của amylase.

b. Nội dung:

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS:

+ Trình bày cách tiến hành thí nghiệm.

+ Tiến hành thí nghiệm.

+ Quan sát kết quả và trả lời các câu hỏi GV yêu cầu.

+ Báo cáo thực hành theo mẫu.

c. Sản phẩm học tập:

- Các câu trả lời của HS.

- Báo cáo thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên – học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Trước giờ thực hành GV chia lớp thành các nhóm.

- GV yêu cầu HS:

+ Trình bày cách tiến hành thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ pH đến hoạt tính của enzyme amylase.

+ Tiến hành thí nghiệm.

+ Quan sát kết quả thí nghiệm.

+ Sau khi quan sát xong, HS trả lời một số câu hỏi GV đưa ra.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Định hướng, giám sát:

- GV quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về trong các bước thực hành.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày các bước tiến hành.

- GV kiểm tra kết quả thí nghiệm của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét sản phẩm của các nhóm và phân trình bày của mỗi nhóm, đưa ra kết luận.

III. Thực hành về enzyme

1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của amylase

Tiến hành

- Lấy 3 ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.

- Cho 1 mL dung dịch amylase vào mỗi ống nghiệm.

- Đặt ống 1 vào cốc đựng nước đá, ống 2 vào cốc đựng nước khoảng 37oC, ống 3 vào cốc đựng nước sôi và để yên trong 10 phút.

- Thêm vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol.

- Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.

2. Ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của enzyme amylase

Tiến hành

- Lấy ba ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.

- Cho 1 mL dung dịch amylase vào mỗi ống nghiệm.

- Thêm 1 mL nước cất vào ống 1; 5 giọt dung dịch HCL 0,1 N vào ống 2 và 5 giọt dung dịch NaHCO3 1% vào ống 3 và lắc đều.

- Thêm 1 mL dung dịch hồ tinh bột vào mỗi ống, lắc đều và để cố định trong 10 phút.

- Thêm vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol.

- Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.

3. Luyện tập

a. Mục tiêu

- Luyện tập kiến thức đã học về sự chuyển hóa năng lượng và enzyme.

b. Nội dung:

- HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức bài sự chuyển hóa năng lượng và enzyme.

- GV HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau:

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là

A. hoá năng.

B. nhiệt năng.

C. điện năng.

D. động năng.

Câu 2: Ngoài phân tử adenine, thành phần còn lại có trong phân tử ATP là:

A. 3 phân tử đường và 1 gốc phosphate.

B. 1 phân tử đường ribose và 3 gốc phosphate.

C. 3 phân tử đường deoxyribose và 1 gốc phosphate.

D. 1 phân tử đường deoxyribose và 3 gốc phosphate.

Câu 3: Năng lượng của ATP tích luỹ ở:

A. Cả 3 nhóm phosphate.

B. Hai liên kết phosphate gần phân tử đường.

C. Hai liên kết phosphate ở ngoài cùng.

D. Chỉ một liên kết phosphate ngoài cùng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân tử ATP?

A. Phân tử ATP có cấu tạo từ ba thành phần cơ bàn: adenine, đường deoxyribose và muối phosphate.

B. Trong phân từ ATP, các gốc phosphate liên kết rất chặt chẽ với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.

C. Mỗi phân tử ATP cỏ ba gốc phosphate liên kểt với nhau tạo nên ba liên kết cao năng.

D. ATP liên tục được tổng hợp, vận chuyển và sử dụng trong tế bào sống.

Câu 5: Cơ chất là

A. chất tham gia cấu tạo enzyme.

B. sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do enzyme xúc tác.

C. chất tham gia phản ứng do Enzim xúc tác.

D. chất tạo ra do nhiều enzyme liên kết lại.

Câu 6: Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của enzyme lên các phản ứng là

A. tạo các sản phẩm trung gian.

B. tạo ra enzyme - cơ chất.

C. tạo sản phẩm cuối cùng.

D. giải phóng enzyme khỏi cơ chất.

c) Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm:

- Đáp án:

Câu 1. A; Câu 2. B; Câu 3. C; Câu 4. D; Câu 5. C; Câu 6. B

- Sơ đồ tư duy của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- GV gọi một số HS trình bày sơ đồ tư duy của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét câu trả lời, đưa ra đáp án chính xác nhất và giải đáp thắc mắc của HS (ở câu hỏi nào HS còn phân vân).

- HS lắng nghe, hoàn chỉnh đáp án.

4. Vận dụng

a. Mục tiêu

- Vận dụng kiến thức đã học về enzyme để giải thích một số hiện tượng thực tiễn. phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:

1. Khi nhai kĩ cơm, ta thấy có vị ngọt. Hãy giải thích các giai đoạn trong cơ chế tác động của amylase nước bọt.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập, HS nhận nhiệm vụ làm bài về nhà.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Ở nhà (vận dụng kiến thức của chủ đề, tìm thêm thông tin trên internet.

- Mỗi HS trả lời câu hỏi vào vở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi HS nộp vở bài tập về nhà

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV kiểm tra một vài bài và đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 11. Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Phiếu học tập số 1

ATP

Nội dung

Thành phần cấu trúc của ATP

Hoạt động cung cấp năng lượng của ATP

Chức năng của ATP

Phiếu học tập số 2

Khái niệm

Cấu trúc

Đặc điểm của trung tâm hoạt động

Vẽ hình ảnh minh họa cơ chế hoạt động của enzyme

Vai trò

Phiếu học tập số 3

Ảnh hưởng

Đồ thị hoặc sơ đồ minh họa (nếu có)

Nồng độ enzyme và cơ chất

Nhiệt độ

Độ pH

Chất họa hóa, chất ức chế

Danh mục: Giáo án