Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. | Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 6: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid trong tế bào và cơ thể.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hóa học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm....).
- Thực hành nhận biết được một số thành phần hóa học có trong tế bào.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các công việc của bản thân trong quá trình học tập về các phân tử sinh học trong tế bào.
+ Ghi chép thông tin về phân tử protein và nucleic acid theo hình thức sơ đồ tư duy cho phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động phát biểu các vấn đề liên quan đến phân tử sinh học; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi tham gia các trò chơi về các phân tử sinh học.
+ Lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp khi được giao nhiệm vụ tìm hiểu về các phân tử sinh học trong tế bào.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới, kết nối các ý tưởng khi vẽ sơ đồ tư duy về protein và nucleic acid; khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân tử sinh học.
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập về các phân tử sinh học.
+ Tích cực tìm tòi và sáng tạo khi vẽ sơ đồ tư duy về protein, nucleic acid cũng như khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân tử sinh học.
- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Tranh phóng to các hình trong SGK.
- Video /tranh ảnh về cấu tạo và chức năng của các phân tử sinh học lớn trong tế bào (nếu có).
- Các phiếu học tập số 1, 2, 3 ,4.
- Chuẩn bị các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ theo hướng dẫn trong SGK.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10.
- Đồ dùng học tập, hình ảnh, video,... liên quan đến nội dung bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, liên kết kiến thức cũ với nội dung bài học mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát tháp dinh dưỡng và trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên các thực phẩm em hay sử dụng hằng ngày.
+ Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết các chất có trong thực phẩm đó.
c. Sản phẩm học tập:
- Các loại thực phẩm trong tháp dinh dưỡng, bao gồm: chất đạm (protein), tinh bột (carbohydrate), dầu/mỡ (lipid), amino acid,...
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát tháp dinh dưỡng và trả lời các câu hỏi: + Kể tên các thực phẩm em hay sử dụng hằng ngày. + Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết các chất có trong thực phẩm đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp. (HS thoải mái đưa ra ý kiến) - Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Nhận định và kết luận - GV ghi nhận những đóng góp của HS, dẫn dắt vào bài học: Mỗi loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày cung cấp cho cơ thể chúng ta các chất dinh dưỡng khác nhau, mỗi chất có một vai trò nhất định, phục vụ cho quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể. Chính vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần ăn đa dạng các loại thực phẩm. Để tìm hiểu về thành phần, vai trò của các nhóm chất cơ bản có trong các loại thực phẩm chúng ta hay ăn hàng ngày, hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay. | - Các câu trả lời của học sinh. * Gợi ý: + Chất béo: dầu, mỡ, đồ ngọt,... + Protein: Thịt, cá, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa,... + Vitamin và khoáng chất: rau, củ, quả,... + Tinh bột: bánh mì, gạo, ngũ cốc,... |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Khái quát về phân tử sinh học
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Kể được tên một số phân tử sinh học trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin và quan sát sơ đồ mục I (SGK tr.29) để tìm hiểu khái quát về phân tử sinh học.
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời và kết quả thảo luận của HS về các phân tử sinh học.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin và quan sát sơ đồ mục I (SGK tr.29) để tìm hiểu khái quát về phân tử sinh học. - GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: + Phân tử sinh học là gì? + Kể tên một số phân tử sinh học trong tế bào. + Cho biết các đơn phân cấu tạo nên các polysaccharide, polypeptide, DNA, RNA. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đôi đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Khái quát về phân tử sinh học - Phân tử sinh học là hợp chất hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật. - Các phân tử sinh học bao gồm: + Những phân tử lớn tham gia cấu tạo tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid. + Các phân tử nhỏ là các sản phẩm trao đổi chất như aldehyde, alcohol, acid hữu cơ, hay các chất tham gia xúc tác, điều hoà như một số vitamin, hormone. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về carbohydrate
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thành phần cấu tạo của carbohydrate trong tế bào và cơ thể.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của carbohydrate.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin mục II (SGK tr.30 - 31) để tìm hiểu về carbohydrate và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong các nhóm nhỏ để tổ chức hoạt động.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS về thành phần cấu tạo, vai trò của carbohydrate.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 phần II (SGK tr.24-26) để tìm hiểu về carbohydrate. - GV yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành Phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập). 1. Monosaccharide
2. Disaccharide
3. Polysaccharide Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo. | II. Carbohydrate - Carbohydrate là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O với tỉ lệ H : O là 2 : 1. - Các monosaccharide, đặc biệt là glucose, đóng vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào; là thành phần cấu tạo của disaccharide, polysaccharide và nhiều hợp chất khác như nucleotide, glycoprotein, glycolipid. - Sucrose: phân tử đường được vận chuyển giữa các mô, cơ quan ở thực vật. - Một số polysaccharide như tinh bột (ở thực vật), glycogen (ở động vật) đóng vai trò dự trữ năng lượng trong tế bào, còn cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật. 1. Monosaccharide - Loại carbohydrate đơn giản nhất. Công thức phân tử: CnH2n On (thường có 3-7 nguyên tử carbon), còn gọi là đường đơn. Phổ biến là các triose, pentose và hexose. - Các monosaccharide đều là chất khử nên còn được gọi là đường khử. 2. Disaccharide Còn gọi là đường đôi. Một số disaccharide phổ biến: sucrose (có nhiều trong quả, mía, củ cải đường,...), lactose (trong sữa). 3. Polysaccharide Polysaccharide là polymer (hợp chất có cấu trúc đa phân) của các monosaccharide kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside, được hình thành qua nhiều phản ứng ngưng tụ. - Polysaccharide có thể gồm một hoặc một số loại monosaccharide. |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về protein
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thành phần cấu tạo của protein trong tế bào và cơ thể.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của protein.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục III (SGK tr.31 - 32) để tìm hiểu thông tin về protein.
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong mỗi nhóm nhỏ để tổ chức cho HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 2.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS về thành phần cấu tạo, vai trò của protein.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giữ nguyên nhóm học tập như trong hoạt động trước, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục III (SGK tr.31 - 32) để tìm hiểu thông tin về protein. 1. Amino acid 2. Protein - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 2. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát các hình ảnh trong SGK, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV chuẩn kiến thức sau mỗi phần trình bày của HS. - Các nhóm còn lại lắng nghe, ghi chép, hoàn thiện kiến thức. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm thông qua phiếu học tập. - GV hướng dẫn HS đọc phần Em có biết (SGK tr.32) để mở rộng thông tin về amino acid. - GV cho HS xem một video ngắn để biết thêm thông tin về Protein: https://youtu.be/sUl4HK6ueI4 (nếu còn thời gian) và chuyển sang nội dung tiếp theo. | II. Protein 1. Amino acid - Có khoảng 20 loại amino acid chính tham gia cấu tạo protein với trật tự khác nhau → nhiều loại protein. - Các amino acid này khác nhau về mạch bên (gốc R). - Có những amino acid mà người và động vật không tự tổng hợp được nhưng cần thiết cho hoạt động sống nên phải thu nhận từ nguồn thức ăn, gọi là amino acid không thay thế. Ví dụ: lysine, tryptophan.... 2. Protein - Chiếm hơn 50% khối lượng vật chất khô của tế bào. - Là polymer sinh học, cấu tạo từ hàng chục đến hàng trăm nghìn gốc amino acid, kết hợp với nhau bằng liên kết peptide, tạo thành chuỗi thẳng, không phân nhánh. - Gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S và một số nguyên tố khác như P, Zn, Fe, Cu, Mg,... - Vai trò: Protein tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào. + Là chất xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng (enzyme). + Là thành phần cấu trúc nên tế bào, cơ thể. + Tham gia vận chuyển các chất qua màng, trong tế bào và trong cơ thể. + Điều hoà các quá trình trao đổi chất, truyền thông tin di truyền, sinh trưởng, phát triển, sinh sản; vận động tế bào và cơ thể. + Bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm virus, vi khuẩn và các bệnh tật. + Là chất dự trữ. - Để thực hiện các hoạt động sống, protein phải có cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng, được hình thành từ các bậc cấu trúc khác nhau: + Cấu trúc bậc l là trình tự sắp xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide và được ổn định bằng liên kết peptide; đặc trưng cho từng loại protein và là một cơ sở để xác định quan hệ họ hàng của các sinh vật. + Cấu trúc bậc 2 là dạng xoắn hoặc gấp nếp cục bộ trong không gian của chuỗi polypeptide nhờ các liên kết hydrogen giữa các nguyên tử H và O của các liên kết peptide. + Cấu trúc bậc 3: dạng cuộn lại trong không gian của toàn chuỗi polypeptide nhờ liên kết disulfide (S — S) giữa hai gốc cysteine ở xa nhau trong chuỗi và các liên kết yếu như tương tác kị nước, liên kết hydrogen, liên kết ion giữa các gốc R. + Đối với những phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi polypeptide có câu trúc không gian ba chiều đặc trưng, các chuỗi này tương tác với nhau tạo thành cấu trúc bậc 4. Ví dụ: Phân tử hemoglobin có bốn bậc cấu trúc. |
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về Nucleic acid
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thành phần cấu tạo của nucleic acid trong tế bào và cơ thể.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của nucleic acid.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục IV (SGK tr.33-34) để tìm hiểu về vai trò của nucleic acid.
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS về cấu tạo, mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của nucleic acid.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục IV (SGK tr.33-34) để tìm hiểu về vai trò của nucleic acid. - GV phát phiếu học tập số 3 cho các nhóm (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập), yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK, tổng hợp thông tin và thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo. | IV. Nucleic acid 1. Nucleotide - Cấu tạo gồm 3 phần: + Gốc phosphate. + Đường pentose: gồm hai loại deoxyribose và ribose. + Nitrogenous base: gồm hai nhóm purine (A, G) và pyrimidine (C, U). - Là đơn phân cấu tạo nên nucleic acid; một số nucleotide cung cấp năng lượng trực tiếp cho nhiều hoạt động sống của tế bào, tham gia quá trình truyền tin nội bào. 2. DNA và RNA - Các nucleotide kết hợp với nhau qua liên kết phosphodiester, hình thành giữa đường pentose của nucleotide này với gốc phosphate của nucleotide kế tiếp tạo thành chuỗi polynucleotide. - Phân tử DNA ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polynucleotide dài có chiều ngược nhau (5' - 3' và 3 - 5'), xoắn song song xung quanh một trục tưởng tượng, liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung. - Số loại DNA và RNA vô cùng đa dạng. Mỗi loài, mỗi cá thể đều có thành phần DNA đặc trưng. - Nucleic acid có vai trò quy định, lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. |
Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về lipid
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thành phần cấu tạo của lipid trong tế bào và cơ thể
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của lipid.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục V (SGK tr.35 – 36) để tìm hiểu về lipid.
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập về nội dung vừa nghiên cứu.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS về cấu tạo, mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của lipid.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục V (SGK tr.35 – 36) để tìm hiểu về lipid. - GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 4. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh minh họa SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. - GV điều phối, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. - GV lần lượt kiểm tra thông tin trong phiếu. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS, chuẩn kiến thức. - GV hướng dẫn HS đọc phần Em có biết (SGK tr.36) để mở rộng thông tin về Cholesterol và chuyển sang nội dung tiếp theo. | V. Lipid - Là nhóm các phân tử sinh học có cấu tạo hóa học đa dạng, thường không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như ether, acetone. - Là nhóm phân tử lớn, không có cấu trúc đa phân (polymer). 1. Triglyceride (dầu, mỡ) - Đóng vai trò dự trữ năng lượng trong tế bào và cơ thể. - Một gam triglyceride sản sinh ra năng lượng gấp khoảng hai lần so với một gam carbohydrate. - Ở động vật, lượng triglyceride dư thừa so với nhu cầu hằng ngày có thể được chuyển thành mỡ dự trữ. - Triglyceride còn là dung môi hoà tan nhiều vitamin như A, D, E, K nên cần thiết cho sự hấp thu các vitamin này. 2. Phospholipid - Là thành phần chính của màng sinh chất. - Gồm một đầu ưa nước và hai đuôi kị nước. 3. Steroid - Trong các steroid, cholesterol tham gia cấu tạo màng sinh chất, điều hoà tính lỏng của màng ở tế bào động vật. - Cholesterol còn là tiền chất của các hormone steroid như cortisol, estrogen, testosterone tham gia điều hòa sự trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản của cơ thể. |
Hoạt động 2.6: Thực hành nhận biết một số phân tử sinh học
a. Mục tiêu:
- Thực hành nhận biết được một số phân tử sinh học trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV đặt vấn đề và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Để kiểm tra thực phẩm là glucose, tinh bột, lipid, protein cần phải làm như thế nào? Ngoài các phương pháp thử, có thể nếm trực tiếp để xác định được không? Cho một ví dụ.
- GV tổ chức dạy các hoạt động thực hành theo các bước:
+ Nêu mục tiêu bài thực hành.
+ Giới thiệu các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ.
+ Hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm.
- GV chia HS thành 4 nhóm, sử dụng phương pháp dạy học theo trạm để hướng dẫn HS thực hiện các thí nghiệm.
c. Sản phẩm học tập:
- Báo cáo các thí nghiệm thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Để kiểm tra thực phẩm là glucose, tinh bột, lipid, protein cần phải làm như thế nào? Ngoài các phương pháp thử, có thể nếm trực tiếp để xác định được không? Cho một ví dụ. - GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, hướng dẫn HS thực hành các thí nghiệm: + Nhóm 1: Nhận biệt đường khử (phản ứng Benedict) + Nhóm 2: Nhận biết tinh bột (phản ứng iodine) + Nhóm 3: Nhận biết protein (phản ứng Biuret) + Nhóm 4: Nhận biết lipid (sự tạo nhũ tương của triglyceride) - GV sử dụng phương pháp dạy học theo trạm. Mỗi nhóm bắt đầu với trạm tương ứng số thứ tự của nhóm: Nhóm l - Trạm 1; Nhóm 2 - Trạm 2; Nhóm 3 - Trạm 3; Nhóm 4 - Trạm 4. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và thực hành lần lượt các thí nghiệm theo hướng dẫn. * Thí nghiệm 1: Nhận biết đường khử (phản ứng Benedict) 1. Chuẩn bị - Mẫu vật: dịch chiết quả tươi (cam, chuối chín,...) - Hoá chất: dung dịch glucose 5%, dung dịch sucrose 5 %, nước cất, thuốc thử Benedict (chứa Cu 2+ trong môi trường kiềm). - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet nhựa (1 - 3 ml). 2. Tiến hành - Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm. - Cho 1 ml nước cất vào ống 1; 1 ml dịch chiết quả tươi vào ống 2; 1 ml dung dịch glucose 5 % vào ống 3; 1 ml dung dịch sucrose 5% vào ống 4. - Thêm 1 ml thuốc thử Benedict vào từng ống nghiệm và lắc đều. * Kẹp đầu ống nghiệm bằng kẹp gỗ, đun sôi dung dịch trong mỗi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 2 - 3 phút. (Lưu ý: hướng miệng ống nghiệm nghiêng khoảng 45° ra phía không có người). - Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm. 3. Báo cáo - Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Ống nghiệm nào chứa đường khử? Giải thích. + Ống nghiệm chỉ chứa nước cất và thuốc thử Benedict có ý nghĩa gì trong thí nghiệm này? + Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý sau: * Thí nghiệm 2: Nhận biết tinh bột (phản ứng iodine) 1. Chuẩn bị - Mẫu vật: lát cắt chuối xanh, lát cắt chuối chín. - Hoá chất: thuốc thử Lugol (chứa I2 và KI). - Dụng cụ: đĩa petri. 2. Tiến hành - Đặt hai lát cắt chuối xanh và chuối chín lên đĩa petri. - Thêm hai giọt thuốc thử Lugol vào mỗi lát cắt chuối. - Quan sát sự thay đổi màu ở vị trí nhỏ thuốc thử Lugol trên các lát cắt chuối. 3. Báo cáo Báo cáo kết quả thí nghiệm và trả lời câu hỏi sau: Tinh bột có ở chuối chín hay chuối xanh? Giải thích. * Thí nghiệm 3: Nhận biết protein (phản ứng Biuret) 1. Chuẩn bị - Mẫu vật: dung dịch lòng trắng trứng pha loãng. - Hóa chất: nước cất, dung dịch NaOH 10 %, dung dịch CuSO4 1 %. - Dụng cụ: ống nghiệm, pipet nhựa (1 - 3 mL). 2. Tiến hành - Lấy hai ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm. - Cho l mL nước cất vào ống nghiệm 1; 1 mL dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm 2. - Thêm I mL NaOH 10 % và 2 - 3 giọt CuSO4 1 % vào mỗi ống và lắc đều. - Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm. 3. Báo cáo Báo cáo kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau: + Xác định sự có mặt của protein trong các ống nghiệm. + Nếu tăng nồng độ dung dịch lòng trắng trứng thì màu dung dịch sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích. * Thí nghiệm 4: Nhận biết lipid (sự tạo nhũ tương của triglyceride) 1. Chuẩn bị - Mẫu vật: hạt lạc - Hóa chất: nước cất, ethanol 90% - Dụng cụ: cối chày sứ, thìa cà phê, ống nghiệm, pipet nhựa (1 - 3 ml) 2. Tiến hành - Lấy 5 - 6 hạt lạc và nghiền bằng cối chày sứ. - Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm. - Cho 1 thìa bột hạt lạc đã nghiền vào mỗi ống nghiệm. - Thêm 4 mL nước cất vào ống 1 và thêm 4 mL ethanol 90 %4 vào ống 2. Lắc mạnh trong 3 phút rồi đề lắng. - Dùng pipet nhựa hút khoảng 1 mL dịch trong ở ống 1 chuyển sang ống 3 và hút khoảng 1 mL dịch trong ở ống 2 chuyển sang ống 4. - Thêm 2 mL nước cất vào ống 3 và ống 4 rồi để yên. - Quan sát hiện tượng ở mỗi ống nghiệm. 3. Báo cáo Báo cáo kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau: + Mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm và giải thích. + Từ các thí nghiệm trên, nêu những điểm chung trong cách thiết kế các thí nghiệm nhận biết các phân tử sinh học. (Mẫu báo cáo ở phần Hồ sơ học tập) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chú ý quan sát, lắng nghe, thực hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. - Quan sát HS thực hành và hướng dẫn khi cần thiết. - Sau thời gian thực hiện 10 phút ở vòng đầu tiên, các nhóm sẽ di chuyển theo chiều kim đồng hồ để tiếp tục làm thí nghiệm thứ 2. - Các nhóm tiếp tục di chuyển theo chiều kim đồng hồ cho đến khi mỗi nhóm đều thực hiện xong 4 thí nghiệm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Yêu cầu HS viết báo cáo ở mỗi thí nghiệm. - Tổ chức cho HS thảo luận về các thí nghiệm. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và rút ra kết luận về bài thực hành và quá trình thực hành của các nhóm. -Yêu cầu HS dọn dẹp, vệ sinh phòng thực hành. | - Các nhóm HS lần lượt thực hiện các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV. - HS hiểu được bản chất của mỗi thí nghiệm: 1. Nhận biết đường khử Trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao, đường khử sẽ khử ion kim loại. 2. Nhận biết tinh bột (phản ứng iodine) Khi trộn dung dịch chứa iodine với tinh bột, iodine sẽ đi vào bên trong chuỗi xoắn amylose của tinh bột tạo thành phức hợp có màu xanh đen. 3. Nhận biết protein (phản ứng Biuret) Trong môi trường kiềm, các liên kết peptide trong phân tử protein tương tác với ion Cu2+ tạo thành phức chất có màu tím. 4. Nhận biết lipid (sự tạo nhũ tương của triglyceride) Dầu thực vật tan một phần trong ethanol nhưng không tan trong nước nên tạo thành dạng nhũ tương trắng đục. - Các thí nghiệm có thể được thực hiện nhiều lần để tăng độ tin cậy cho kết quả thu được. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Luyện tập các kiến thức đã học về các phân tử sinh học lớn trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành bốn nhóm, sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu mỗi nhóm vẽ sơ đồ tư duy (cấu trúc, phân loại, chức năng,...) về một dạng phân tử sinh học.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: “Nguyên tắc đa phân từ một số
loại đơn phân nhất định cấu tạo nên các phân tử sinh học có ý nghĩa gì?”.
- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để biểu diễn các sơ đồ tư duy.
c. Sản phẩm học tập:
- Sơ đồ tư duy về các phân tử sinh học.
- Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành bốn nhóm, sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu mỗi nhóm vẽ sơ đồ tư duy (cấu trúc, phân loại, chức năng,…) về một dạng phân tử sinh học.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: “Nguyên tắc đa phân từ một số
loại đơn phân nhất định cấu tạo nên các phân tử sinh học có ý nghĩa gì?”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để thiết kế sơ đồ tư duy về các phân tử sinh học và trả lời câu hỏi của GV
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh: yêu cầu các nhóm dán sản phẩm của nhóm mình lên bảng.
- GV yêu cầu các nhóm đánh giá lẫn nhau, xếp thứ tự sản phẩm từ 1 – 4.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá và kết luận về sản phẩm các nhóm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng.
a. Mục tiêu:
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hóa học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm....).
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:
Làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein?
+ Tại sao thường xuyên phải thay đổi món ăn, không nên chỉ ăn một số ít món ăn ưa
thích mặc dù đó là món ăn nhiều dinh dưỡng?
+ Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid glutamic ở vị trí số 6 thành valine trong một chuỗi Polypeptide của hemoglobin làm cho phân tử protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu. Bậc cấu trúc nào của hemoglobin bị biến đổi?
c. Sản phẩm học tập:
- Các câu trả lời của HS về vận dụng kiến thức các phân tử sinh học vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:
Làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein?
+ Tại sao thường xuyên phải thay đổi món ăn, không nên chỉ ăn một số ít món ăn ưa
thích mặc dù đó là món ăn nhiều dinh dưỡng?
+ Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid glutamic ở vị trí số 6 thành valine trong một chuỗi Polypeptide của hemoglobin làm cho phân tử protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu. Bậc cấu trúc nào của hemoglobin bị biến đổi?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo cáo kết quả thực hành vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 7. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
1. Gợi ý Phiếu đánh giá sơ đồ tư duy
STT | Nội dung chấm | Tiêu chí | Điểm |
1 | Hình thức | Màu sắc Cỡ chữ Hình ảnh | 3 |
2 | Nội dung | Đủ Chính xác Mở rộng | 6 |
3 | Thuyết trình | Diễn cảm Dẫn dắt Phân tích Kết luận | 1 |
2. Gợi ý phiếu đánh giá bài thực hành
Nội dung đánh giá | Mức 4 (Giỏi) | Mức 3 (Khá) | Mức 4 (Đạt) | Mức 4 (Chưa đạt) |
Thao tác thực hành | Thực hiện thành thạo các bước theo đúng trật tự logic. Sản phẩm thực hành tốt. | Thực hiện được các bước thực hành theo đúng trật tự. Đã có sản phẩm nhưng chưa tốt. | Đã thực hiện được các bước nhưng còn lúng túng, chưa ra sản phẩm. | Bắt đầu thực hiện các bước nhưng thao tác lúng túng, chưa theo trật tự logic. |
Ghi chép kết quả | Ghi chép kết quả thực hành đầy đủ. | Ghi chép kết quả thực hành nhưng ở dạng tóm tắt. | Có ghi chép kết quả thực hành nhưng sơ sài. | Chưa ghi chép kết quả thực hành. |
Báo cáo kết quả | Báo cáo kết quả đầy đủ nhưng ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn. | Báo cáo kết quả thực hành đầy đủ nhưng chưa rõ ràng, có thể dài dòng hoặc quá ngắn. | Nêu được kết quả thực hành sơ lược. | Nêu được vài câu về kết quả thực hành hoặc chưa nêu được kết quả. |
Rút ra kết luận | Rút ra kết luận dựa trên cơ sở bài thực hành. Rút được kinh nghiệm về bài thực hành. | Rút được kết luận từ bài thực hành. | Nêu được vài nhận xét từ bài thực hành. | Nêu được một vài câu kết luận nhưng chưa sát với bài thực hành. |
Trường:………. Lớp:……………. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tìm hiểu về Carbohydrate Nhóm:…….. Tìm hiểu về Carbohydrate, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1. Các loại carbohydrate được phân loại dựa trên tiêu chí nào? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 2. Kể tên các loại carbohydrate, nêu số lượng gốc đường (đơn phân) và cho ví dụ về mỗi loại carbohydrate mà em biết. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 3. Nêu vai trò của ribose, deoxyribose và glucose trong tế bào. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 4. Dựa vào hình 6.5 SGK, nêu thành phần cấu tạo của sucrose. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 5. Nêu đặc điểm của polysaccharide. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. |
Trường:………. Lớp:……………. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Tìm hiểu về Protein Nhóm:…….. Tìm hiểu về Protein, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1. Có bao nhiêu loại amino acid tham gia cấu tạo protein? Nêu điểm khác nhau giữa các amino acid. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 2. Dựa vào hình 6.7 SGK, nêu các nguyên tố chính cấu tạo nên phân tử amino acid và các liên kết giữa các amino acid tạo thành protein. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 3. Protein có những vai trò nào trong tế bào và cơ thể? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 6. Nêu các bậc cấu trúc của protein. Khi thực hiện chức năng, protein có cấu trúc bậc mấy? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. |
Trường:………. Lớp:……………. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Tìm hiểu về Nucleic acid Nhóm:…….. Tìm hiểu về Nucleic acid, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1. Kể tên thành phần nguyên tố và cấu tạo đơn phân của phân tử nucleic acid. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 2. Thành phần nào của nucleotide tạo nên cấu trúc đặc trưng của DNA và RNA? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 3. Nêu vai trò của nucleic acid. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 4. Hoàn thành bảng phân biệt DNA và RNA:
|
Trường:………. Lớp:……………. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Tìm hiểu về Lipid Nhóm:…….. Tìm hiểu về Lipid, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1. Quan sát hình 6.10 SGK, nêu các nguyên tố chính cấu tạo nên các lipid trong hình. …………………………………………………………………………………. 2. Đặc điểm cấu tạo nào của triglyceride thể hiện chức năng dự trữ năng lượng trong tế bào cao hơn polysaccharide? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. 3. Quan sát hình 6.11 SGK, nêu đặc điểm cấu tạo của phospholipid phù hợp với chức năng của màng sinh chất. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. |
Báo cáo kết quả thí nghiệm Tên thí nghiệm:.................. Tên nhóm:......................... 1. Mục đích thí nghiệm:.................................................................................. 2. Chuẩn bị thí nghiệm:.................................................................................. + Mẫu vật: .......................................................................................... + Dụng cụ, hóa chất:........................................................................... 3. Các bước tiến hành:.................................................................................... 4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:................................................................ 5. Kết luận:.................................................................................................... |