Môn: Toán
Ngày dạy: .../.../...
Lớp: ...
TUẦN 20
3. CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 – TRANG 12
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000.
- Nhận biết được 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn, nhận biết được các số tròn mười nghìn.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK , VBT, bộ đồ dùng Toán 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi (Tôi là ai? Là ai?) để khởi động bài học. + Câu 1: Tôi gồm 3 nghìn 6 chục. Vậy tôi là ai? + Câu 2: Tôi gồm 2 nghìn 8 đơn vị. Vậy tôi là ai? - GV nhận xét, tuyên dương. ⇒ Vậy đây (63 060) là ai? Có đặc điểm gì? thì chúng ta cùng vào bài học hôm nay. GB | - HS tham gia trò chơi + 3060 + 2008 - HS lắng nghe. - Các số trong phạm vi 100 000 |
2.Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: + Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000. + Nhận biết được 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn, nhận biết được các số tròn mười nghìn. - Cách tiến hành: | |
HĐ. Hình thành các số tròn 10 000 (Làm việc nhóm 2) - GV cho HS lấy bộ đồ dùng tìm các thanh có giá trị tương ứng. - Giới thiệu 10 chục nghìn là một trăm nghìn. ⇒ Chốt: Cách đếm, đọc, viết số tròn chục nghìn. Chú ý giới thiệu số 100 000 cách đọc, viết 10 chục nghìn = 100 000. - GVKL: Các số 10 000; 20 000; 30 000;.....;100 000 là các số tròn mười nghìn và ghi bảng. - Em có nhận xét gì về đặc điểm của dãy số trên? - GVKL: Dãy số tròn chục nghìn có 5 chữ số có đặc điểm tận cùng là 4 chữ số 0. *Mở rộng: 2 số tròn chục nghìn liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? HĐ. Hình thành các số tròn nghìn trong phạm vi 100 000 (Làm việc nhóm 2) - GV cho HS lấy ra 2 tấm thẻ 10 nghìn và 3 tấm thẻ 1 nghìn - GV giới thiệu số 23000 và nêu cách đọc, viết Đọc là: Hai mươi ba nghìn Viết là 23 000 - Tương tự với số 35 000, GV cho HS nêu cách đọc , viết số. - GV cho HS lấy thêm vài số tròn nghìn khác có năm chữ số. - GV cho HS nhận xét. ⇒ Chốt: Cách viết, đọc số tròn chục nghìn; tròn nghìn số có năm chữ số, lưu ý số 1 trăm nghìn có 6 chữ số. 3. Thực hành, luyện tập Bài 1. (Làm việc cá nhân)a) Viết các số sau: mười hai nghìn, năm mươi mốt nghìn, tám mươi lăm nghìn,ba mươi chín nghìn, hai mươi tư nghìn, một trăm nghìn. - GV gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bảng - Gv cho HS lấy thêm số khác tương tự. ⇒ Chốt: Cách viết tròn nghìn số có năm chữ số, đặc biệt số 1 trăm nghìn có 6 chữ số. b)Đọc các số sau: 72 000, 14 000, 36 000,45 000, 88 000, 91 000. - GV cho HS làm vào vở viết - GV gọi HS đọc lần lượt và cho bạn nhận xét. ⇒ Chốt: Cách đọc số có năm chữ số là số tròn nghìn Bài 2. (Làm việc nhóm 2)- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS: đếm, đọc và nêu các số còn thiếu trong ô trống trên tia số a) Số tròn chục nghìn b) Số tròn nghìn có 5 chữ số - Gọi đại diện HS trả lời và nêu cách làm ⇒ Chốt: Đếm theo số tròn chục nghìn, tròn nghìn để điền được các số vào ô trống trên tia số. Mỗi số tương ứng với 1 tia số. Bài 3. (Làm việc cá nhân)- Đếm, viết rồi đọc số theo khối lập phương(theo mẫu) - GV cho HS lấy ra 2 tấm thẻ 10 nghìn và 3 tấm thẻ 1 nghìn, 1tấm thẻ trăm, 5 tấm thẻ chục và 3 tấm thẻ1 đơn vị. - GV giới thiệu cách viết, đọc số: 23 153 - GV cho HS làm phần a, b vào vở - Yêu cầu HS nêu kết quả và nhận xét a) 31 432: Ba mươi mốt nghìn bốn trăm ba mươi hai b) 52 644: Năm mươi hai nghìn sáu trăm bốn mươi tư ⇒ Chốt: Cách viết, đọc số có năm chữ số trong phạm vi 100 000. Bài 4.a)Viết các số sau: bốn mươi mốt nghìn hai trăm ba mươi bảy, ba mươi ba nghìn sáu trăm tám mươi mốt, .... (Làm việc cá nhân) - GV gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bảng - Gv cho HS lấy thêm số khác tương tự. - Mời 1 HS nêu kết quả, cả lớp quan sát, nhận xét. ⇒ Chốt: Cách viết số có năm chữ số trong phạm vi 100 000. b)Đọc các số sau: 38 239, 76 815, 27 413, 21 432, 68 331. (Làm việc nhóm 2) - GV cho HS làm theo cặp - GV gọi HS đọc lần lượt và cho bạn nhận xét. ⇒ Chốt: Cách đọc số có năm chữ số trong phạm vi 100 000. Bài 5: (Làm việc cá nhân)Thực hiện (theo mẫu) - GV phân tích mẫu, nhận xét cách viết, đọc số (63 192) - Mời 1 HS nêu kết quả, cả lớp quan sát, nhận xét. ⇒ Chốt: Cách viết, đọc số trong phạm vi 100 000; lưu ý trường hợp có chữ số 0 ở các hàng nghìn(hoặc nghìn, trăm, chục, đơn vị) | -HS quan sát và thực hiện theo cặp. - HS lấy 1 thanh mười nghìn và nói: Có mười nghìn khối lập phương hay 1 chục nghìn khối lập phương, viết là 10 000 tương ứng. - Tương tự HS lấy các thanh chục nghìn đếm, nói 2 chục nghìn, 3 chục nghìn,...10 chục nghìn. - HS lần lượt viết các số 10 000; 20 000; 30 000;.....100 000. 10 chục nghìn = 100 000 - HS đọc các số 10 000; 20 000; 30 000;.....,100 000. - VD: số 10 000 có năm chữ số, trong đó có bốn chữ số 0, số 1 trăm nghìn là số có sáu chữ số, trong đó có năm chữ số 0. - HS nêu 10 000 - HS quan sát và thực hiện. - HS lấy 2 thanh mười nghìn và 3 thanh 1 nghìn và nói: 2 chục nghìn khối lập phương 3 nghìn khối lập phương, viết là 23 000 tương ứng. - HS nhận xét: số 23 000 có năm chữ số, trong đó có ba chữ số 0. - Số 35 000 có năm chữ số, trong đó có ba chữ số 0. Đọc là: Ba mươi lăm nghìn Viết là 35 000 - HS làm việc cá nhân: Ví dụ: 62 000; 18 000;... - HS đọc và viết số vào bảng. HS nối tiếp nêu kết quả. - HS nêu yêu cầu và thực hành viết số: 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng. - HS lấy thêm (VD: 42 000, 28 000,...) - HS nêu yêu cầu - HS ghi lại cách đọc vào vở - HS lần lượt đọc số và nhận xét cách đọc số. - 1HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm theo cặp : đếm, đọc và nêu các số còn thiếu trong ô trống trên tia số. - Đại diện HS trả lời và nêu cách làm. Kết quả số cần điền là a) 10 000; 20 000;…60 000; 70 000; 80 000;….100 000 b) 52 000; …55 000; 56 000;… 58 000,…; 60 0000. - 1HS đọc yêu cầu bài tập - HS nhận xét cách viết: 23 153 - Đọc số: Hai mươi ba nghìn một trăm năm mươi ba - Tương tự HS có thể lấy thêm ví dụ (45 624;...) - 2 HS lên bảng, lớp làm vở - HS nêu kết quả và nhận xét - HS nêu yêu cầu và thực hành viết số.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vở - HS lấy thêm VD. - HS nêu yêu cầu - HS làm theo cặp - HS lần lượt đọc số, bổ sung và nhận xét cách đọc số - HS nêu yêu cầu - HS làm việc cá nhân trong vở bài tập - HS báo cáo kết quả. - Lưu ý trường hợp: 90 801; 11 030;... |
4. Vận dụng - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
Bài 6: GV tổ chức trò chơi “Hướng dẫn viên du lịch qua màn ảnh nhỏ”. Chơi theo nhóm 4, tính nhanh kết quả và giới thiệu hay: Xem hình hình ảnh sân vận động Hàng Đẫy Hà Nội và Sân vận động Thống Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh.( Đọc các thông tin có trong hình ảnh) ⇒ Nhận xét, giới thiệu SEA game 31 đại hội thể thao Đông Nam Á. GD ý thức luyện tập thể thao. - GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng 3. Củng cố: - Bài học hôm nay em học thêm được điều gì? - Về nhà, em tìm hiểu người ta thường vận dụng ghi các số trong phạm vi 100 000 trong những tình huống nào? | - HS chơi nhóm 4. Nhóm nào có kết quả giới thiệu tốt sẽ được khen, thưởng. Lưu ý đọc thông tin: - Sân vận động Hàng Đẫy Hà Nội sức chứa (22 580: Hai mươi hai nghìn năm trăm tám mươi người; được thành lập năm 1958 (một nghìn chín trăm năm mươi tám) - Sân vận động Thống Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh có sức chứa 25 000 người. - HS chia sẻ thông tin học được trong bài học hôm nay. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Môn: Toán
Ngày dạy: .../.../...
Lớp: ...
TUẦN 20
3. CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾP)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được cấu tạo của số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Viết được các số trong phạm vi 100000 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm chục, đơn vị và ngược lại
- Phát triển các năng lực toán học
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.( các thẻ 10 nghìn khối lập phương, khối nghìn, tấm trăm, thanh chục. đơn vị )
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. “Ai nhanh ai đúng” - HS tự viết số ra bảng con số có 5 chữ số? GV gọi khoảng 5 bạn mang bảng lên + Câu 1: HS tự chỉ HS khác ở dưới đọc số? + Câu 2: HS hỏi HS hãy chỉ rõ mỗi chữ số trong mỗi số thuộc hàng nào? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Hình thành kiến thức( mô hình như trong sách in) Phân tích cấu tạo số: HS lấy: 1 thanh 10 nghìn 3 khối nghìn 2 tấm trăm 4 thanh chục 3 khối lập phương đơn vị HS nêu số: 13243 Đọc số: Mười ba nghìn hai trăm bốn mươi ba. Viết số: 13243 Phân tích số theo hàng:
GV GT các chữ số theo hàng: Hàng chục nghìn là 1 Hàng nghìn là 3 Hàng trăm là 2 Hàng chục là 4 Hàng đơn vị là 3 HS nhắc lại phân tích số: GV: Cấu tạo của số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. 3. Thực hành - Luyện tập: -Mục tiêu: - Các số trong phạm vi 10000 - Nhận biết được cấu tạo của số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. -Cách tiến hành: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài 1. Số? (Làm việc cá nhân)a)GV cho HS quan sát trên màn hình và trả lời miệng.
Số …gồm …chục nghìn…nghìn…trăm…chục….đơn vị - GV gọi 1 HS lên bảng làm - GV nhận xét, tuyên dương GV chốt: số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Bài 2: Thực hiện( theo mẫu) GV yêu cầu HS nêu đề bài - GVHD HS phân tích mẫu
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau - Chú ý hàng có số 0 GV chốt: Số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3. Nói ( theo mẫu)- GV yêu cầu HS đọc đề bài GV chốt: số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Viết thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm chục, đơn vị . - GV nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố: - Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? - GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS. | - HS quan sát mô hình và trả lời câu hỏi. + Em nêu số trên mô hình? + Sổ em tìm được có mấy chữ số? + Số nào chỉ hàng chục nghìn? + Số nào chỉ hàng nghìn? + Số nào chỉ hàng trăm? + Số nào chỉ hàng chục ? + Số nào chỉ hàng đơn vị? + HS khác nhận xét, bổ sung. HS quan sát điền kết quả vào vở. + 1 HS trình bày trước lớp. - 1 HS nêu đề bài. - HS làm vào vở bài tập. - Đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn . - 2 bạn trình bày kết quả của nhóm. - HS đọc yêu cầu bài 3 - Cả lớp chơi trò chơi truyền điện theo từng nhóm 4. - Một bạn đọc 1 số và chỉ bạn bất kì trong nhóm nêu số đó gồm mấy chục nghìn? mấy nghìn ? mấy trăm? mấy chục mấy đơn vị? - Cứ truyền như vậy cho đến số cuối cùng. - HS nhận xét lẫn nhau. - HS nêu ý kiến - HS lắng nghe. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Môn: Toán
Ngày dạy: .../.../...
Lớp: ...
TUẦN 20
3. CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾP THEO)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được cấu tạo của số có năm chữ số gồm hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Viết được các số 100 000 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi Em hãy phân tích cấu tạo của số 59 340, 46 790 - GV yêu cầu HS viết nhanh các số mà cô giáo đã đọc - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Nhận biết được cấu tạo của số có năm chữ số. + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. - Cách tiến hành: Bài 4; Giáo viên cho HS quan sát các dãy số, yêu cầu các em tự tìm ra quy luật của mỗi dãy số - GV yêu cầu HS khác nhận xét. - GV yêu cầu lần lượt 3 bạn làm phần, cả lớp làm vào vở. - GV gọi HS nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét. GV chốt: Muốn làm được các bài tập điền số này các em cần nắm được quy luật của từng dãy số. Bài 5:GV đưa ra bài tập 5, gọi HS nêu yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn học sinh cách làm bài tập 5 chính là bài tập liên quan đến cấu tạo của số. Gọi 2 HS lên bảng làm, HS dưới làm vào vở. GV yêu cầu HS sau khi làm xong đổi chéo vở kiểm tra cho nhau. GV gọi HS nhận xét bài của các bạn. GV chốt: Bài tập này các em đi vào phân tích cấu tạo của các số, xác định đúng các thành phần của số. 3. Vận dụng - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: Bài 6:- GV cho HS quan sát các bước giống như trong sách. GV nêu cách thức làm công cụ tìm hiểu số. - Yêu cầu HS thực hành thi làm theo nhóm bốn, giáo viên theo dõi HS làm việc GV nhận xét chung. GV chốt cách làm công cụ tìm hiểu số. - GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh. - Nhận xét tiết học. | - HS tham gia trò chơi - HS thi viết. - HS tự tìm ra quy luật của những dãy số: Dãy a là các số tự nhiên liên tiếp đếm thêm 1 đơn vị, dãy số b là các số tự nhiên đếm thêm 10 đơn vị, dãy số c là các số tự nhiên đếm thêm 1000 đơn vị. - HS làm bài theo yêu cầu của giáo viên a) 42630, 42631, 42632, 42633, 42634, 42635, 42636. b) 2643, 26447, 2665, 26667, 26677, 26687, 26697 c) 31900, 32900, 33900, 34900, 35900, 36900, 37900 - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS lắng nghe. - 2 HS lên bảng, ở dưới làm vào sách. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS thực hành nhóm 4. Các nhóm chia sẻ kết quả của nhóm mình trước lớp, các nhóm cùng góp ý đánh giá kết quả của mỗi nhóm. HS lắng nghe. HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Môn: Toán
Ngày dạy: .../.../...
Lớp: ...
TUẦN 16
3. CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾT 1) – TRANG 18
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Nêu được quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- So sánh được các số trong phạm vi 100 000.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||||||||||||||||||||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |||||||||||||||||||||||||
- GV tổ chức trò chơi Đố bạn để kiểm tra (làm việc nhóm đôi). + Mỗi em ghi một số có năm chữ số ra giấy nháp, sau đó đố bạn bên cạnh đọc và phân tích cấu tạo của số đó. + Gọi 1 – 2 cặp hỏi đáp trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV tổ chức cho HS khởi động (làm việc cả lớp) + Cho HS quan sát tranh khởi động: Các bạn nhỏ và voi con đang làm gì? Trong cùng khoảng thời gian, bạn gái chạy được bao nhiêu bước chân? Bạn trai chạy được bao nhiêu bước chân? Voi con chạy được bao nhiêu bước chân? + GV nêu vấn đề: Bạn gái và voi con, ai chạy được nhiều bước chân hơn? Bạn trai và bạn gái, ai chạy được nhiều bước chân hơn? - GV tổ chức dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi + HS nêu trong nhóm, VD: Số 45 276 đọc là Bốn mươi lăm nghìn hai trăm bảy mươi sáu. Số gồm có 4 chục nghìn,, 5 nghìn, 2 trăm, 7 chục và 6 đơn vị. - HS quan sát tranh và trả lời - HS lắng nghe. | ||||||||||||||||||||||||
2. Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: - Nêu được quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Ôn tập về cấu tạo số trong phạm vi 100 000. -Cách tiến hành: | |||||||||||||||||||||||||
a) So sánh 984 với 4275 (làm việc cả lớp). - Muốn biết bạn gái và voi con, ai chạy được nhiều bước chân hơn ta làm thế nào? - GV hỏi kết hợp điền vào bảng: - Số 984 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - Số 4275 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- Vậy em so sánh 984 với 4275 số nào lớn hơn, số nào nhỏ hơn ? Vì sao ? GV: Số 984 có ba chữ số Số 4275 có bốn chữ số Vậy 984 < 4275 hay 4275 > 984 - Khi so sánh hai số không cùng số chữ số, em so sánh thế nào ? KL: Trong hai số: - Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. - Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. * Gợi ý để HS lấy thêm VD. b) So sánh 4275 với 4228 (làm việc cả lớp). - Muốn biết bạn gái và bạn trai, ai chạy được nhiều bước chân hơn ta làm thế nào ? - GV hỏi, yêu cầu 1 HS lên điền bảng: - Số 4275 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - Số 4228 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Hai số trên cùng có mấy chữ số ? Em so sánh 4275 với 4228 số nào lớn hơn, số nào nhỏ hơn ? GV giải thích bằng cách HD HS so sánh từng cặp chữ số ở mỗi hàng tính từ trái sang phải: Hàng nghìn: 4 = 4 Hàng trăm : 2 = 2 Hàng chục: 7 > 2 Vậy 4275 > 4228 hay 4228 < 4725 GV: Số 4275 và 4228 cùng có bốn chữ số. Ta so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng kể từ trái sang phải. Cặp chữ số đầu tiên khác nhau là 7 > 2. Vậy 4275 > 4228 hay 4228 < 4275 - Khi so sánh hai số có cùng số chữ số, em so sánh thế nào ? KL: Nếu hai số có cùng số chữ số: - Lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng, kể từ trái sang phải, cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Số nào chứa chữ số lớn hơn thì lớn hơn. - Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. * Gợi ý để HS lấy thêm VD. 3. Luyện tập: BT1 (làm việc nhóm đôi, cá nhân, cả lớp) - Cho HS nêu y/c BT 1, thảo luận nhóm đôi, sau đó làm cá nhân vở bài tập. - Gọi 3 HS lên bảng chữa bài. HS dưới lớp kiểm tra bài bằng cách yêu cầu bạn giải thích tại sao điền dấu đó. - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhấn mạnh: Trong hai số, nếu số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. Nếu hai số có cùng số chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số theo từng hàng, bắt đầu từ trái sang phải, cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Số nào chứa chữ số lớn hơn thì lớn hơn. 4. Củng cố: - Khi so sánh các số, nếu hai không cùng số chữ số thì em so sánh thế nào? Khi hai số không cùng số chữ số thì ta so sánh thế nào? - Nếu còn thời gian thì cho HS lấy thêm VD minh họa. | - Phải so sánh 984 với 4275. - HS trả lời câu hỏi. - HS nêu, VD: Số 984 nhỏ hơn vì có ba chữ số, hàng cao nhất chỉ là hàng trăm/ Số 4275 lớn hơn vì có bốn chữ số, hàng cao nhất là hàng nghìn. - HS nêu. - Nhiều HS nhắc lại. - HS lấy thêm 1-2 VD. - Phải so sánh 4275 với 4228. - HS trả lời, sau đó điền bảng. - HS dự đoán: 4275 > 4228 - HS so sánh từng cặp chữ số ở mỗi hàng theo HD của GV. - HS nêu cách so sánh. - Nhiều HS nhắc lại. - HS lấy thêm 1- 2 VD. - HS nêu yêu cầu BT1, thảo luận nhóm đôi → làm VBT. 3 HS điền bảng lớp. Giải thích tại sao điền dấu đó. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại cách so sánh. | ||||||||||||||||||||||||
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Môn: Toán
Ngày dạy: .../.../...
Lớp: ...
TUẦN 20
3. CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾT 2)
TRANG 18, 19
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Thực hành so sánh các số trong phạm vi 100 000 và giải toán về quan hệ so sánh.
- Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy.
- SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: So sánh : 10 000... 20 000 + Câu 2: So sánh: 52 342...25 342 + Câu 3: So sánh: 100 000 ...10 000 + Câu 4: So sánh: 82 615...72 000+ 10 615 - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. | - HS tham gia trò chơi +10 000 < 20 000 + 52 342 > 25 342 + 100 000 > 10 000 +82 615 = 72 000+ 10 615 - HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Thực hành so sánh các số trong phạm vi 100 000. + Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. - Cách tiến hành: | |
Bài 2. (Làm việc nhóm 2)Câu nào đúng, câu nào sai? a) 11 514 < 9 753 b) 50 147 > 49 999 c) 61 725 > 61 893 d) 85 672 > 8 567 e) 89156 < 87652 g) 60 017 = 60 017 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - GV cho HS làm nhóm 2 một bạn hỏi, một bạn trả lời. - GV mời 3 nhóm lên hỏi đáp trước lớp. - GV mời các nhóm nhận xét. Đặt câu hỏi vì sao bạn cho là đúng, là sai? - GV Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. ⇒ Chốt:+ Số có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. + Nếu hai số so sánh có số các chữ số bằng nhau ta so sánh giá trị của các số lần lượt ở từng hàng, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất. Nếu một trong hai số có giá trị ở cùng một hàng lớn hơn, thì số đó lớn hơn. Nếu giá trị ở tất cả các hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau. Bài 3: (Làm việc theo nhóm 4).c) Sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - GV cho HS thảo luận nhóm 4, quan sát các số, đọc các số thực hiệncác yêu cầu phần a, b, c - GV yêu cầu 3 nhóm cử đại diện trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các nhóm giải thích cách làm: GV nhận xét chốt cách làm: Thực hiện theo 3 bước + Bước 1: quan sát +Bước 2: so sánh + Bước 3: Thực hiện yêu cầu từng phần. | + 1 HS đọc đề bài. + Các nhóm làm việc theo nhóm cặp. - Các nhóm trao đổi trước lớp. (mỗi nhóm 2 phần. - Sau mỗi phần HS giải thích. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm - HS đọc đề bài - HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành các yêu cầu từng phần a,b,c - HS đại diện trình bày trước lớp. Trong 4 số ta thấy có 2 số là 6231 và 6312 là hai số có giá trị chữ số hàng nghìn là 6 lớn hơn các số còn lại ta chỉ việc so sánh 6231 và 6312 và tìm ra 6312 là số lớn nhất. Sau đó chỉ việc so sánh 2 số còn lại là 1236 cà 1263 để tìm ra số bé nhất là 1236. |
3. Vận dụng - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung so sánh các số trong phạm vi 100 000. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề toán và bói cho bạn biết bài toán cho biết gì?, bài toán hỏi gì? - GV nêu yêu cầu: Muốn biết gia đình nào thu hoạch được nhiều mật ong nhất ta phải làm thế nào? | - HS đọc đề và trả lời: Bài toán cho biết: Trong phong trào nuôi ong lấy mật ở một huyện miền núi . Gia đình anh Tài thu được 1846 l mật ong. Gia đình ông Dìn thu được 1407 l mật ong. Gia đình ông Nhẫm thu được 2325 l mật ong. Bài toán hỏi: a) Gia đình nào thu hoạch được nhiều mật ong nhất? b) Gia đình nào thu hoạch được ít mật ong nhất? c) Nêu tên các gia đình theo thứ tự từ thu hoạch được nhiều mật ong đến ít mật ong - Cần so sánh số lượng mật ong |
- Yêu cầu HS nêu đáp án câu a và b? - Yêu cầu HS nêu đáp án phần a (Lưu ý chỉ sắp xếp tên hộ). - Nhận xét, giáo dục HS học tập đức tính chăm chỉ của loài ong. 4. Củng cố: - Hôm nay em học được thêm điều gì? - Nhắc nhở các em về chia sẻ với người thân và bạn bè những điều em vừa học. | thu được của 3 gia đình.so sánh 1846 l, 1407 l và 2325 l a) Gia đình thu được nhiề mật nhất là gia đình ông Nhẫm b) gia đình thu ít mật nhất là gia đình ông Dìn c) gia đình ông Nhẫm, gia đình anh Tài, gia đình ông Dìn - HS lắng nghe |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................