Giáo án Bài 23: Ôn tập chương 7 Hóa học 10 Kết nối tri thức


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 23. ÔN TẬP CHƯƠNG 7

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh (HS) nêu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen.

- HS mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen.

- HS giải thích được sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen dựa vào tương tác van der Waals.

- Trình bày được xu hướng các halogen nhận thêm 1 electron (từ kim loại) hoặc dùng chung electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hóa trị dựa theo cấu hình electron.

- Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen.

- Viết được PTHH của phản ứng tự oxi hóa – khử của chlorine.

- Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hóa của các halogen trong nhóm VIIA.

- Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl tới HI. Giải thích được sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với các HX khác.

- Trình bày được xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid.

- Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I-.

- Trình bày được tính khử của các ion halide (Cl-, Br-, I-) thông qua phản ứng với chất oxi hóa là sulfuric acid đặc.

- Nêu được ứng dụng của một số hydrogen halide.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa, internet.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu, nhận xét và giải thích được các đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học của halogen và hợp chất.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các bài tập và kiến thức thực tế liên quan.

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Nêu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen.

- Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen.

- Trình bày được xu hướng các halogen nhận thêm 1 electron (từ kim loại) hoặc dùng chung electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hóa trị dựa theo cấu hình electron.

- Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hóa của các halogen trong nhóm VIIA.

- Trình bày được xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid.

- Trình bày được tính khử của các ion halide (Cl-, Br-, I-) thông qua phản ứng với chất oxi hóa là sulfuric acid đặc.

- Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl tới HI. Giải thích được sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với các HX khác.

- Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I-.

- Nếu được ứng dụng của một số hydrogen halide.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận nhóm, quan sát thí nghiệm hóa học.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tại sao trong tự nhiên, các nguyên tố halogen tồn tại ở dạng hợp chất? Cơ sở hóa học của các ứng dụng của hydrochloric acid? Giải thích được vì sao không dùng trực tiếp nước biển làm nước uống, nước tưới cây? Nước muối sinh lí là gì, cách sử dụng và cách điều chế nước muối sinh lí.

3. Phẩm chất:

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các nguyên tố halogen

- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về nhóm halogen.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành các nội dung còn thiếu phần hệ thống hóa kiến thức trong SGK.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập:

- GV phát phiếu học tập số 1.

- GV chia lớp thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1 hoàn thành kiến thức:

1. Nguyên tử halogen.

+ Nhóm 2 hoàn thành kiến thức:

2. Đơn chất halogen

+ Nhóm 3 hoàn thành kiến thức:

3. Hydrogen halide.

+ Nhóm 4 hoàn thành kiến thức:

4. Muối halide.

- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành kiến thức còn thiếu của sơ đồ.

Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nghiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm lên giấy.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Báo cáo, thảo luận:

- GV mời đại diện HS lên báo cáo kết quả của nhóm.

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định:

GV kết hợp trình chiếu kết quả của từng nhóm theo sơ đồ để so sánh và đánh giá, nhận xét, đưa ra kết luận.

1. Cấu tạo bảng tuần hoàn

Sản phẩm dự kiến phiếu học tập số 1 được cho ở phụ lục.

2. Hoạt động 2: Luyện tập

a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân GV giao nhiêm vụ cho HS

- GV đánh giá nhận xét

Câu 1 trang 118 SGK Hóa học 10: Liên kết trong phân tử nào sau đây có độ phân cực lớn nhất?

A. H – F. B. H – Cl.

C. H – Br. D. H – I.

Câu 2 trang 118 SGK Hóa học 10: Trong nhóm halogen, từ F đến I, bán kính nguyên tử biến đổi theo chiều nào?

A. Giảm dần. B. Không đổi.

C. Tăng dần. D. Tuần hoàn.

Câu 3 trang 118 SGK Hóa học 10: Trong dãy đơn chất từ F2 đến I2, chất có tính oxi hoá mạnh nhất là

A. F2. B. Cl2.

C. Br2. D. I2.

Câu 4 trang 118 SGK Hóa học 10: Khi tiến hành điều chế và thu khí Cl2 vào bình, để ngăn khí Cl2 thoát ra ngoài gây độc, cần đậy miệng bình thu khí Cl2 bằng bông có tẩm dung dịch

A. NaCl. B. HCl.

C. NaOH. D. KCl.

Câu 5 trang 118 SGK Hóa học 10: Làm muối là nghề phổ biến tại nhiều vùng ven biển Việt Nam. Một hộ gia đình tiến hành làm muối trên ruộng muối chứa 200 000 L nước biển. Giả thiết 1 L nước biển có chứa 30 g NaCl và hiệu suất quá trình làm muối thành phẩm đạt 60%. Khối lượng muối hộ gia đình thu được là

A. 1 200 kg. B. 10 000 kg.

C. 6 000 kg. D. 3 600 kg.

Câu 6 trang 118 SGK Hóa học 10: Cho X, Y là hai nguyên tố halogen có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp, Zx < ZY. Hoà tan hoàn toàn 0,402 g hỗn hợp NaX và NaY vào nước, thu được dung dịch E. Cho từ từ E vào cốc đựng dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,574 g kết tủa. Kí hiệu của nguyên tố X và Y lần lượt là

A. F và Cl. B. Cl và Br.

C. Br và I. D. Cl và I.

d) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Câu 1 trang 118 SGK Hóa học 10:

Đáp án đúng là: A

Liên kết trong phân tử HF có độ phân cực lớn nhất. Vì:

Đi từ F đến I độ âm điện giảm dần.

⇒ Fluorine là nguyên tố halogen có độ âm điện lớn nhất

⇒ Phân tử H – F sẽ phân cực nhất so với H – Cl, H – Br, H – I.

Câu 2 trang 118 SGK Hóa học 10:

Đáp án đúng là: C

Trong nhóm halogen, từ F đến I, bán kính nguyên tử tăng dần do số lớp electron tăng dần, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm.

Câu 3 trang 118 SGK Hóa học 10:

Đáp án đúng là: A

Trong dãy đơn chất từ F2 đến I2, chất có tính oxi hoá mạnh nhất là F2. Vì F2 có độ âm điện lớn nhất ⇒ Khả năng nhận electron là lớn nhất ⇒ Tính oxi hóa mạnh nhất.

Tính oxi hóa: F2 > Cl2 > Br2 > I2

Câu 4 trang 118 SGK Hóa học 10:

Đáp án đúng là: C

Khi tiến hành điều chế và thu khí Cl2 vào bình, để ngăn khí Cl2 thoát ra ngoài gây độc, cần đậy miệng bình thu khí Cl2 bằng bông có tẩm dung dịch NaOH. Vì NaOH hấp thụ được khí Cl2 tạo thành nước Javel.

Phương trình hóa học:

Cl2 + 2NaOH ⟶ NaCl + NaClO + H2O

Câu 5 trang 118 SGK Hóa học 10:

Đáp án đúng là: D

Ta có, 1 L nước biển chứa 30 g NaCl.

⇒ 200 000 L nước biển chứa g NaCl = 6000 kg NaCl

Do hiệu suất quá trình làm muối thành phẩm đạt 60% nên khối lượng muối hộ gia đình thu được là kg

Câu 6 trang 118 SGK Hóa học 10:

Đáp án đúng là: A

Giả sử X là fluorine (F), Y là chlorine.

NaF + AgNO3 không phản ứng

NaCl + AgNO3 ⟶ AgCl↓ + NaNO3

⇒ nAgCl = mol

⇒ nNaCl = nAgCl = 0,004 mol

⇒ mNaCl = 0,004.58,5 = 0,234 < 0,402

⇒ thỏa mãn.

Vậy kí hiệu của nguyên tố X và Y lần lượt là F và Cl.

PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHÓM 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHÓM 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHÓM 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHÓM 4

SẢN PHẨM DỰ KIẾN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Nguyên tử halogen

- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử halogen: ns2np5.

- Xu hướng nhận 1 electron trở thành ion halide: X + 1e ⟶ X- thể hiện tính oxi hóa của X.

2. Đơn chất halogen

- Xu hưởng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi từ F2 đến I2: tăng dần

Giải thích: Tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng và khối lượng phân tử tăng.

- Xu hướng biến đổi tính oxi hoá của các halogen: giảm dần

Giải thích: Độ âm điện giảm dần từ F đến I nên khả năng nhận electron giảm dần từ F đến I.

- Các phản ứng hoá học được sử dụng để điều chế chlorine:

Trong công nghiệp:

2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2.

Trong phòng thí nghiệm:

MnO2 + 4HCl (đặc) MnCl2 + Cl2 + H2O

Hoặc

2KMnO4 + 16HCl (đặc) ⟶ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

3. Hydrogen halide

- Sự biến đổi nhiệt độ sôi của các halogen halide từ HF đến HI: giảm từ HF đến HCl, tăng HCl đến HI.

Giải thích: HF lỏng có nhiệt độ sôi cao bất thường là do phân tử HF phân cực mạnh, có khả năng tạo liên kết hydrogen; còn từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng do:

+ Lực tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng

+ Khối lượng phân tử tăng.

- Xu hướng biến đổi tính acid từ HF đến HI tăng dần.

Giải thích: năng lượng liên kết giữa hydrogen với halogen giảm dần từ HF đến HI nên độ linh động của nguyên tử hydrogen tăng dần từ HF đến HI.

4. Muối halide

- Cách phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I- trong dung dịch muối và acid: dùng dung dịch AgNO3.

- Sắp xếp các ion Cl-, Br-, I- theo thứ tự tính khử tăng dần: Cl-, Br-, I-.

Danh mục: Giáo án