Giáo án Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học Hóa học 10 Kết nối tri thức


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 17. BIẾN THIÊN ENTHALPY TRONG CÁC PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Thông qua bài học, học sinh:

- Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn; nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng.

- Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị của biến thiên enthalpy chuẩn.

- Tính được biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của năng lượng hoá học của hầu hết các phản ứng hoá học cũng như quá trình chuyển thể của chất;

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

2.1. Năng lực hoá học

Năng lực hận thức hoá học:

– Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25 oC hay 298 K);

– Trình bày được enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng;

– Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị .

Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học:

– Tiến hành được thí nghiệm về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt. Tìm hiểu các phản ứng thu nhiệt và toả nhiệt trên thực tế.

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

– Tìm hiểu, đưa ra được ví dụ và rút ra kết luận về sự thay đổi nhiệt độ của các quá trình xảy ra trong tự nhiên. Giải thích các phản ứng hoá học có liên quan đến năng lượng của phản ứng hóa học.

3. Phẩm chất

– Có trách nhiệm tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân;

– Cẩn thận, khách quan và trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành;

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Dụng cụ và hóa chất: cốc 250 ml, 2 ống đong 50 ml (cho mỗi nhóm), que khuấy, giá kẹp, nhiệt kế; các dung dịch HCl 0,5 M, NaOH 0,5M, nước, viên C sủi.

- Các hình ảnh: đốt cháy than củi, viên C sủi tan vào nước …

- Các phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI DẠY

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Giới thiệu về phản ứng hoá học xảy ra kèm theo sự thay đổi năng lượng và tạo tình huống có vấn đề tạo hứng thú HS tìm hiểu về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về năng lượng nhiệt, những nghề nghiệp liên quan đến năng lượng nhiệt từ đó vào bài mới.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Nhiệm vụ học tập:

– GV đặt câu hỏi:

+ Trình bày những hiểu biết của em về năng lượng nhiệt?

+ Liệt kê một số nghề nghiệp liên quan đến năng lượng nhiệt.

HS nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ:

- GV gợi ý: Từ thời tiền sử con người đã biết đốt cháy củi để sưởi ấm, nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ …

Ngày nay, con người đã biết sử dụng rất nhiều các phản ứng hoá học để chuyển đổi, tích trữ thành các dạng năng lượng như năng lượng nhiệt (nhiên liệu), năng lượng điện (acquy) …

– GV ghi nhận các ý kiến của HS và giới thiệu bài học.

– HS xung phong phát biểu.

Kết luận:

GV đưa ra vấn đề vào bài: Phản ứng có kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt đóng vai trò quan trọng giúp con người thực hiện các hoạt động sống và phục vụ cho các ngành sản xuất khác nhau. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này.

- HS lĩnh hội.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. PHẢN ỨNG TOẢ NHIỆT, PHẢN ỨNG THU NHIỆT

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt

a) Mục tiêu:

– Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

– Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt.

- Dự đoán được phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt.

– Tiến hành được thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà.

b) Nội dung:

Từ việc quan sát các hình ảnh, trả lời câu hỏi phiếu học tập 1 và thực hiện thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà, GV hướng dẫn HS nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng và môi trường xung quanh. Qua đó sẽ trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt và dự đoán được phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.

c) Sản phẩm:

– Câu trả lời phiếu học tập 1;

- Câu trả lời trong phần thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Nhiệm vụ học tập:

– Quan sát hình ảnh GV cung cấp hoặc làm thí nghiệm cho viên C sủi vào nước, thảo luận phiếu học tập 1.

- Hình thành khái niệm phản ứng thu nhiệt, phản ứng toả nhiệt.

HS nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ 1:

– GV cho HS quan sát hình ảnh đốt cháy củi, viên C sủi tan trong cốc nước (hoặc làm thí nghiệm cho viên C sủi tan trong cốc nước)

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thiện phiếu học tập 1:

PHIẾU HỌC TẬP 1

1. Khi đốt cháy than củi, nhiệt độ không khí xung quanh đám củi cháy biến đổi như thế nào?

2. Khi cho viên sủi vào nước, sau khi viên sủi tan hết, nhiệt độ nước trong cốc biến đổi như thế nào?

3. Thế nào là phản ứng thu nhiệt? Phản ứng toả nhiệt.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của học sinh và kết luận.

- HS quan sát hình ảnh hoặc thí nghiệm.

– HS thảo luận cặp đôi và hoàn thiện kết quả theo hướng dẫn của GV.

– Các cặp nộp kết quả hoạt động.

PHIẾU HỌC TẬP 1

1. Khi đốt cháy than củi, không khí xung quanh đám củi nóng lên.

2. Khi cho viên sủi vào nước, sau khi viên sủi tan hết nhiệt độ trong cốc hạ xuống.

3.

- Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

– Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.

Kết luận:

Khi các phản ứng hoá học xảy ra thường có sự trao đổi nhiệt với môi trường làm thay đổi nhiệt độ môi trường.

- Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Thực hiện nhiệm vụ 2: Thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà.

Chia lớp thành các nhóm (khoảng 4 nhóm). Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm tr82 – SGK Hoá 10 - KNTT và hoàn thành các nội dung sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Nhiệt độ trên nhiệt kế thay đổi như thế nào sau khi rót dung dịch NaOH vào cốc? Phản ứng trung hoà là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt?

2. Trong thí nghiệm trên, nếu thay các dung dịch HCl và NaOH bằng các dung dịch loãng hơn thì nhiệt độ thay đổi như thế nào so với các thí nghiệm trên?

Lưu ý:

Dung dịch HCl và dung dịch NaOH cần pha sẵn từ trước, để nhiệt độ ổn định bằng nhau.

Sau khi rót dung dịch HCl vào cốc, chỉnh đầu nhiệt kế cách mặt dung dịch 1/3 chất lỏng trong cốc. Sau khi rót tiếp dung dịch NaOH thì không cần chỉnh lại nhiệt kế.

- GV giám sát, hỗ trợ HS và chuẩn hoá.

- Các nhóm thực hiện thí nghiệm theo SGK Hoá 10 – tr 82 và dụng cụ, hóa chất đã chuẩn bị sẵn.

- Ghi hiện tượng, giải thích, viết PTHH và kết luận vào phiếu chung của nhóm.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Sau khi rót dung dịch NaOH vào cốc thì nhiệt độ trên nhiệt kế tăng dần.

HCl + NaOH → NaCl + H2O

⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

2. Nếu thay các dung dịch HCl và NaOH bằng các dung dịch loãng hơn thì nhiệt độ tăng chậm hơn.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động, các nhóm khác bổ sung.

- Các nhóm nộp kết quả hoạt động của nhóm, tự đánh giá theo bảng kiểm.

II. BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG

Hoạt động 2: Tìm hiểu về biến thiên enthalpy, biến thiên enthalpy chuẩn, ý nghĩa của biến thiên enthalpy.

a) Mục tiêu:

- Trình bày được biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng;

- Trình bày được điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/ L (đối với chất tan trong dung dịch) và thường chọn nhiệt độ 25 oC hay 298 K);

- Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị biến thiên enthalpy chuẩn, vận dụng dự đoán phản ứng là thu nhiệt hay toả nhiệt.

b) Nội dung: Từ khái niệm về biến thiên enthalpy và biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học, HS trình bày được ý nghĩa của dấu và giá trị biến thiên enthalpy chuẩn, vận dụng dự đoán phản ứng là thu nhiệt hay toả nhiệt.

c) Sản phẩm:

- HS trình bày được biến thiên enthalpy và biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng, điều kiện chuẩn, ý nghĩa của dấu và giá trị biến thiên enthalpy chuẩn,

- HS dự đoán được phản ứng là thu nhiệt hay toả nhiệt.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ học tập:

Chia lớp thành các cặp, yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tập 3:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

1. Biến thiên enthalpy của phản ứng (hay nhiệt phản ứng) là gì? Kí hiệu? Đơn vị?

2. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học được xác định trong điều kiện nào?

3. Phương trình nhiệt hóa học cho biết thông tin gì về phản ứng hóa học?

- Thảo luận theo cặp, viết các câu trả lời lên bảng nhóm.

- Trình bày câu trả lời hoặc nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến kết quả:

1.

- Nhiệt lượng toả ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi được gọi là biến thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng).

- Kí hiệu: ∆rH.

- Đơn vị: kJ.

2.

- Biến thiên enthalpy chuẩn là nhiệt lượng toả ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí); nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường chọn là 25 oC hay 298K.

- Kí hiệu:

3. Dấu của biến thiên enthalpy cho biết phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt.

+) ∆rH > 0: phản ứng thu nhiệt.

+) ∆rH < 0: phản ứng toả nhiệt.

Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng toả ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều.

Thực hiện nhiệm vụ 2

Từ khái niệm đã thảo luận luyện tập 3 câu hỏi 2, 3, 4 SGK – Hoá 10 – KNTT tr 83 – 84.

Câu hỏi 2 trang 83 Hóa học lớp 10: Cho các phương trình nhiệt hoá học:

(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)

(2) C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g

(3) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s)

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào toả nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt?

Câu hỏi 3 trang 83 Hóa học lớp 10: Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:

CO (g) + O2 (g) ⟶ CO2 (g)

Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?

Câu hỏi 4 trang 84 Hóa học lớp 10: Phản ứng tôi vôi toả ra nhiệt lượng rất lớn, có thể làm sôi nước. Hãy nêu các biện pháp để đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tôi vôi.

Dự kiến sản phẩm:

Câu hỏi 2 trang 83 Hóa học lớp 10:

> 0 ⇒ Phản ứng thu nhiệt.

< 0 ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

⇒ Phản ứng thu nhiệt: (1)

Phản ứng tỏa nhiệt: (2), (3).

Câu hỏi 3 trang 83 Hóa học lớp 10:

Phản ứng đốt cháy 1 mol hay 24,79L khí carbon monoxide (CO) tỏa ra nhiệt lượng 851,5kJ.

⇒ Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là

Câu hỏi 4 trang 84 Hóa học lớp 10:

- Các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tôi vôi:

+ Tránh xa hố đang tôi vôi.

+ Làm rào chắn, biển báo để cảnh báo những người xung quanh.

Báo cáo, thảo luận:

– GV chọn 1 trong số các cặp trình bày bài làm, các nhóm còn lại góp ý, bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện kiến thức. GV chốt lại kiến thức.

– Đại diện nhóm được mời trình bày.

– Nhóm khác nhận xét.

Kết luận:

– GV phân tích làm rõ kiến thức cần đạt:

Kiến thức trọng tâm:

1. Biến thiên enthalpy

- Nhiệt lượng toả ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi được gọi là biến thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng).

- Kí hiệu: ∆rH.

- Đơn vị: kJ.

- Phương trình hoá học kèm theo trạng thái của các chất và giá trị ∆rH được gọi là phương trình nhiệt hoá học.

2. Biến thiên enthalpy chuẩn

- Biến thiên enthalpy chuẩn là nhiệt lượng toả ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí); nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường chọn là 25 oC hay 298K.

- Kí hiệu:

3. Ý nghĩa của biến thiên enthalpy

Dấu của biến thiên enthalpy cho biết phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt.

+) ∆rH > 0: phản ứng thu nhiệt.

+) ∆rH < 0: phản ứng toả nhiệt.

Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng toả ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều.

III. TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG THEO NHIỆT TẠO THÀNH

Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệt tạo thành, tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành

a) Mục tiêu:

- Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

- Trình bày được nhiệt tạo thành của phản ứng.

- Tính được biến thiên anthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành.

- Có trách nhiệm tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân;

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS nghiên cứu về enthalpy tạo thành và cách biến thiên anthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành. HS trình bày được enthalpy tạo thành của một số chất thường gặp và tính được biến thiên anthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi trong phiếu học tập 04.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Nhiệm vụ học tập 1

Đọc thông tin SGK trang 84 thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời câu hỏi:

- Nhiệt tạo thành của một chất là gì? Kí hiệu? Đơn vị?

- Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là gì? Kí hiệu? Đơn vị?

Nhiệm vụ học tập 2

Đọc thông tin trong SGK, thảo luận theo nhóm nhỏ thực hiện phiếu học tập 4:

PHIẾU HỌC TẬP 4

1. Cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành.

2. Từ số liệu Bảng 17.1, hãy xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane:

C2H6 (g) + O2 (g) 2CO2 (g) + 3H2O (l)(1)

HS nhận nhiệm vụ.

Dự kiến sản phẩm của HS

Nhiệm vụ 1:

- Nhiệt tạo thành của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.

Kí hiệu ∆fH, đơn vị kJ/mol.

- Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.

Kí hiệu: , đơn vị kJ/ mol.

Nhiệm vụ 2:

PHIẾU HỌC TẬP 04

1. Biến thiên enthalpy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm và tổng nhiệt tạo thành của các chất đầu.

2. Tổng nhiệt tạo thành các chất đầu là:

= (-84,7.1) + 0.= - 84,7 (kJ)

Tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm là:

= (-393,5.2) + (-285,8.3) = - 1644,4 (kJ)

⇒ Biến thiên enthalpy của phản ứng:

= - 1559,7 (kJ)

Thực hiện nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động nhóm nhỏ, các nhóm nhỏ nộp bài làm và báo cáo kết quả.

– Thảo luận nhóm đôi để hoàn thành nhiệm vụ

Báo cáo, thảo luận:

– GV mời đại diện 2 nhóm lên trình bày câu hỏi/ phiếu học tập.

– GV mời nhóm khác nhận xét.

– GV nhận xét phần trình bày của nhóm.

– Đại diện nhóm trình bày.

– Nhóm khác nhận xét.

Kết luận:

– GV phân tích làm rõ kiến thức cần đạt:

1. Khái niệm nhiệt tạo thành

- Nhiệt tạo thành của một chất (∆fH) là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.

Đơn vị kJ/mol.

- Nhiệt tạo thành chuẩn () là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.

- Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất bằng 0.

2. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành

Biến thiên enthalpy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm và tổng nhiệt tạo thành của các chất đầu.

– GV quan sát quá trình học sinh hoạt động, kịp thời giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ phiếu học tập.

– GV đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.

IV: TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG THEO NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết

a) Mục tiêu:

- Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

- Trình bày được cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết

- Tính được biến thiên anthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết.

- Có trách nhiệm tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;

b) Nội dung:

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu về sự phá vỡ, sự tạo thành liên kết trong phản ứng hoá học, cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết.

- HS trình bày được cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết và tính được biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi và phiếu học tập 05.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Nhiệm vụ học tập 1

Đọc thông tin SGK trang 85, 86 thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi:

- Phản ứng hoá học là gì?

- Trong phản ứng hoá học, quá trình nào cần cung cấp năng lượng, quá trình nào giải phóng năng lượng?

Nhiệm vụ học tập 2

Đọc thông tin trong SGK, thảo luận theo nhóm nhỏ thực hiện phiếu học tập 5:

PHIẾU HỌC TẬP 5

1. Cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết?

2. Từ số liệu năng lượng liên kết ở Bảng 12.2, hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane theo năng lượng liên kết, biết sản phẩm phản ứng đều ở thể khí.

HS nhận nhiệm vụ.

Dự kiến sản phẩm của HS

Nhiệm vụ 1:

- Phản ứng hoá học là quá trình phá vỡ các liên kết trong chất đầu và hình thành các liên kết mới để tạo thành sản phẩm.

- Sự phá vỡ liên kết cần cung cấp năng lượng, sự hình thành liên kết giải phóng năng lượng.

Nhiệm vụ 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

1. Biến thiên enthalpy của phản ứng (mà các chất đều ở thể khí), bằng hiệu số giữa tổng năng lượng liên kết của các chất đầu và tổng năng lượng liên kết của các sản phẩm (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).

2.

Phương trình hóa học:

2C4H10 (g) + 13O2 (g) 8CO2 (g) + 10H2O (g)

Hay

= 6.Eb (C – C) + 20.Eb (C – H) + 13.Eb (O = O) = 6.346 + 20.418 + 13.494 = 16 858 kJ

= 16.Eb (C = O) + 20.Eb (O – H) = 16.732 + 20.459 = 20 892 kJ

Biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane là:

= - 4034 kJ.

Thực hiện nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động nhóm, các nhóm nộp bài làm và báo cáo kết quả.

– Thảo luận nhóm đôi để hoàn thành nhiệm vụ

Báo cáo, thảo luận:

– GV mời đại diện 2 nhóm lên trình bày câu hỏi/ phiếu học tập.

– GV mời nhóm khác nhận xét.

– GV nhận xét phần trình bày của nhóm.

– Đại diện nhóm trình bày.

– Nhóm khác nhận xét.

Kết luận:

– GV phân tích làm rõ kiến thức cần đạt:

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết

Biến thiên enthalpy của phản ứng (mà các chất đều ở thể khí), bằng hiệu số giữa tổng năng lượng liên kết của các chất đầu và tổng năng lượng liên kết của các sản phẩm (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).

– GV quan sát quá trình học sinh hoạt động, kịp thời giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ phiếu học tập.

– GV đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.

C: LUYỆN TẬP

Hoạt động 5: Luyện tập

a) Mục tiêu: Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong bài về phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt, biến thiên enthalpy của phản ứng và cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng.

b) Nội dung: Câu hỏi luyện tập trong phiếu học tập 06. GV thực hiện cho HS trả lời câu hỏi bằng trò chơi trên Blooket hay Kahoot

PHIẾU HỌC TẬP 6

Câu 1. Phản ứng tỏa nhiệt là

A. phản ứng tỏa năng lượng dưới dạng nhiệt.

B. phản ứng thu năng lượng dưới dạng nhiệt.

C. phản ứng trong đó có sự trao đổi electron.

D. phản ứng trong đó có tạo thành chất khí hoặc kết tủa.

Câu 2. Khi nung vôi, người ta sử dụng phản ứng đốt than để cung cấp nhiệt cho phản ứng phân hủy đá vôi. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng đốt than là phản ứng thu nhiệt, phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng tỏa nhiệt.

B. Phản ứng đốt than là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt.

C. Phản ứng đốt than và phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng tỏa nhiệt.

D. Phản ứng đốt than và phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt.

Câu 3. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi gọi là

A. biến thiên năng lượng của phản ứng.

B. biến thiên nhiệt lượng của phản ứng.

C. biến thiên enthalpy của phản ứng.

D. enthalpy của phản ứng.

Câu 4. Phương trình hóa học kèm theo trạng thái của các chất và giá trị ΔrH gọi là

A. phương trình phân hủy. B. phương trình trung hòa.

C. phương trình động hóa học. D. phương trình nhiệt hóa học.

Câu 5. Phản ứng đốt cháy 2 mol khí hydrogen bằng 1 mol khí oxygen, tạo thành 2 mol nước ở trạng thái lỏng được biểu diễn như sau:

2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) = –571,6 kJ

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng trên tỏa ra nhiệt lượng là 571,6 kJ.

B. Phản ứng trên thu vào nhiệt lượng là 571,6 kJ.

C. Phản ứng trên cần cung cấp một nhiệt lượng là 571,6 kJ để phản ứng xảy ra.

D. Năng lượng của phản ứng là 571,6 kJ.

Câu 6. Phản ứng nhiệt phân hoàn toàn 1 mol Cu(OH)2, tạo thành 1 mol CuO và 1 mol H2O, thu vào nhiệt lượng 9,0 kJ. Phương trình nhiệt hóa học được biểu diễn như sau:

A. Cu(OH)2(s) CuO(s) + H2O(l); = –9,0 kJ

B. Cu(OH)2(s) CuO(s) + H2O(l); = +9,0 kJ

C. CuO(s) + H2O(l) Cu(OH)2(s); = –9,0 kJ

D. CuO(s) + H2O(l) Cu(OH)2(s); = +9,0 kJ

Câu 7. Biến thiên enthalpy chuẩn là nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn là:

A. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/l (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 20oC (293K).

B. áp suất 1,5 bar (đối với chất khí), nồng độ 1,5 mol/l (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 20oC (293K).

C. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/l (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 25oC (298K).

D. áp suất 1,5 bar (đối với chất khí), nồng độ 1,5 mol/l (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 25oC (298K)

Câu 8. Người ta xác định được một phản ứng hóa học có > 0. Đây là

A. phản ứng thu nhiệt. B. phản ứng tỏa nhiệt.

C. phản ứng phân hủy. D. phản ứng trung hòa.

Câu 9. Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì

A. nhiệt tỏa ra càng ít và nhiệt thu vào càng nhiều.

B. nhiệt tỏa ra càng nhiều và nhiệt thu vào càng ít.

C. nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít.

D. nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều.

Câu 10. Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng

A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi trong phiếu học tập 06.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

B

C

D

A

B

C

A

D

A

d) Tổ chức thực hiện:

- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi bằng cách giơ bảng hay chọn đáp án trên Blooket hay Kahoot ở điện thoại.

- GV nhận xét và có thể tổng kết điểm.

D. VẬN DỤNG

Hoạt động 6: Vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi thực tế

a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học về nhiệt phản ứng để giải thích ứng dụng trong thực tiễn.

b) Nội dung:

1. Tìm hiểu ứng dụng của gói làm lạnh khẩn cấp (cool pack). Quá trình xảy ra là toả nhiệt hay thu nhiệt? Tìm hiểu thêm những ứng dụng khác của phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt mà em biết.

2. Lấy ví dụ trong thực tế các hiện tượng hay phản ứng kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt năng có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

3. Tìm hiểu và giải thích 2 quá trình sau:

- Tại sao khi thoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh?

- Phản ứng phân huỷ Fe(OH)3(s) phải cung cấp nhiệt liên tục.

c) Sản phẩm: Bài trình bày của HS được ghi vào vở.

d) Tổ chức thực hiện

- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. HS nộp bài làm vào buổi học tiếp theo.

- GV chấm bài, nhận xét và có thể cho điểm.

Gợi ý:

1. Gói làm lạnh khẩn cấp (cool pack). Khi dùng cần bóp thật chặt, tinh thể NH4Cl nhào trộn với nước. Gói làm lạnh sẽ lạnh nhanh, giúp giảm đau, hỗ trợ chấn thương hiệu quả.

2. Rất nhiều phản ứng kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt năng có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Các quá trình oxi hoá - khử xảy ra dẫn đến sự giải phóng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Ví dụ: các loại nhiên liệu cháy cung cấp năng lượng cho cuộc sống con người: than, củi, gas, xăng, dầu…

3.

- Do cồn có nhiệt độ bay hơi thấp, quá trình bay hơi của cồn thu nhiệt, khi bay hơi cơ thể bị tản nhiệt, làm ta cảm thấy mát ở vùng da đó.

- Phản ứng phân huỷ Fe(OH)3:

Fe(OH)3(s) Fe2O3(s) + H2O(l)

e. DẶN DÒ

– Làm bài tập SGK, SBT.

– Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.

Danh mục: Giáo án