Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. | Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 10: QUY TẮC OCTET
(2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm về liên kết hóa học.
- Trình bày được nội dung quy tắc octet.
- Vận dụng được quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết hóa học cho các nguyên tố nhóm A.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK về khái niệm liên kết hóa học, nội dung quy tắc octet.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về cách biểu diễn nguyên tử với electron hóa trị, nội dung và vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong một số phân tử của các nguyên tố nhóm A (Cl2; H2O; NaF…).
- Năng lực giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức: Giải thích được sự hình thành liên kết trong một số phân tử của các nguyên tố nhóm A (phân tử F2, NH3, CCI4, PH3,…).
2.2. Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học:
- Phát biểu được khái niệm về liên kết hóa học.
- Biểu diễn được nguyên tử với các electron hóa trị.
- Trình bày được nội dung quy tắc octet.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hiểu nội dung và vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết hóa học.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được sự hình thành liên kết hóa học trong một số phân tử cụ thể của các nguyên tố nhóm A.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về liên kết hóa học, quy tắc octet.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Phiếu bài tập số 1, số 2, số 3, số 4.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố cách viết cấu hình electron nguyên tử, xác định electron hóa trị và vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố nhóm A.
b) Nội dung: Trò chơi Tiếp sức: Chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm trả lời 1 gói gồm 5 câu hỏi liên quan đến cấu hình electron, xác định số electron lớp ngoài cùng, vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố nhóm A. Mỗi học sinh trong nhóm trả lời 1 câu hỏi, thời gian trả lời cho mỗi câu là 30 giây. Trả lời đúng ghi được 2 điểm, trả lời sai không có điểm, nhóm khác được quyền trả lời, trả lời đúng ghi được 2 điểm.
c) Sản phẩm: Các nhóm trả lời theo câu hỏi ở từng gói câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện: GV chia 6 nhóm, tổ chức cho các nhóm chọn gói câu hỏi, thảo luận trả lời. Các nhóm khác bổ sung, sau đó GV chiếu đáp án, cho điểm số. Lần lượt 6 nhóm, sau đó tổng kết điểm cho các nhóm, ghi điểm vào bảng điểm tổng kết.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
3. Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố lại việc vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong một số phân tử của các nguyên tố nhóm A.
b) Nội dung:
Giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử sau
a. F2 b. CCl4 c. NF3
c) Sản phẩm:
a. Sự hình thành liên kết trong phân tử F2
F (Z = 9): 1s22s22p5 ⇒ có 7 electron hóa trị.
Mỗi nguyên tử F cần thêm 1 electron để đạt cẩu hình electron bão hoà theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử F góp chung 1 electron.
Phân tử F2 được biểu diễn như sau:
Xung quanh mỗi nguyên tử F đều có 8 electron.
b. Sự hình thành liên kết trong phân tử CCl4:
C (Z = 6): 1s22s22p2 ⇒ có 4 electron hóa trị.
Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 ⇒ có 7 electron hóa trị.
Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử CCl4, nguyên tử C có 4 electron hóa trị, nguyên tử Cl có 7 electron hoá trị, mỗi nguyên tử Cl cần thêm 1 electron và nguyên tử C cần thêm 4 electron để đạt cấu hình electron bão hoà theo quy tắc octet.
Phân tử CCl4 được biểu diễn
Xung quanh mỗi nguyên tử C, Cl đều có 8 electron.
c. Sự hình thành liên kết trong phân tử NF3:
N (Z = 7): 1s22s22p3 ⇒ có 5 electron hóa trị.
F (Z = 9): 1s22s22p5 ⇒ có 7 electron hóa trị.
Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử NF3, nguyên tử N có 5 electron hóa trị, nguyên tử F có 7 electron hoá trị, mỗi nguyên tử F cần thêm 1 electron và nguyên tử N cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bão hoà theo quy tắc octet.
Phân tử NF3 được biểu diễn
Xung quanh mỗi nguyên tử N, F đều có 8 electron.
d) Tổ chức thực hiện: HS hoạt động theo nhóm cùng bàn, thảo luận về sự hình thành liên kết trong 1 phân tử. Sau đó đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, phản biện. Sau đó giáo viên chữa, chốt vấn đề.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)
a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã được học trong bài để giải quyết các câu hỏi, nội dung gắn liền với thực tiễn và mở rộng thêm kiến thức của HS về vận dụng quy tắc octet giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử các chất.
b) Nội dung: Phosphine là hợp chất hoá học giữa phosphorus với hydrogen, có công thức hoá học là PH3. Đây là chất khí không màu, có mùi tỏi, rất độc, không bền, tự cháy trong không khí ở nhiệt độ thường và tạo thành khối phát sáng bay lơ lửng. Phosphine sinh ra khi phân hủy xác động, thực vật và thường xuất hiện trong thời tiết mưa phùn (hiện tượng “ma trơi”). Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hoá học trong phosphine.
c) Sản phẩm:
Sự hình thành liên kết trong phân tử PH3:
P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 ⇒ có 5 electron hóa trị.
H (Z = 1): 1s1 ⇒ có 1 electron hóa trị.
Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử PH3, nguyên tử P có 5 electron hóa trị, nguyên tử H có 1 electron hoá trị, mỗi nguyên tử P cần thêm 3 electron và nguyên tử H cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hoà theo quy tắc octet.
Xung quanh nguyên tử P có 8 electron, xung quanh mỗi nguyên tử H đều có 2 electron.
d) Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS về nhà làm