Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. | Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 7: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/ base của các oxide và các hydroxide theo chu kì.
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ.
- Giải bài tập hóa học có liên quan.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát, phân tích và đọc hiểu bảng biểu (Bảng 7.1 và 7.2) để nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/ base của các oxide và các hydroxide theo chu kì.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc, tương tác nhóm tìm hiểu về xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/ base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Hỗ trợ nhau trong việc bố trí, tiến hành thí nghiệm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết được phương trình hoá học minh hoạ. Từ đó, HS giải thích được và rút ra được sự biến đổi thành phần và tính chất acid/ base của các oxide và các hydroxide theo chu kì.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học:
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Trình bày được: “Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của các oxide và các hydroxide tương ứng giàm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần”.
- So sánh được tính chất acid/ base của các oxide và các hydroxide dựa vào vị trí của nguyên tố tạo nên chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát 2 thí nghiệm: Phản ứng của Na2O; MgO; P2O5 với nước; Phản ứng của sodium carbonate với dung dịch nitric acid loãng.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số vấn đề thực tế (vôi bột tan nhiều trong nước còn sắt gỉ thì không tan; đất chua có thể bón vôi giảm độ chua; me sấu ngâm đường cần xả nước vôi để bớt chua,…)
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm.
- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
- Hóa chất (nếu có): Na2O; MgO; P2O5; Na2CO3; dd acid HNO3 loãng; nước cất; quỳ tím.
- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, giá đỡ ống nghiệm, ống hút …
- Bảng 7.1 và 7.2 phóng to (khổ A3 hoặc A0). Video thí nghiệm.
2. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã tiếp thu được của học sinh về xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/ base của các oxide và các hydroxide theo chu kì.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
b) Nội dung: GV kiểm tra bài cũ bằng phiếu học tập.
c) Sản phẩm:
- Hoàn thành được PHT (1)
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận hoàn thành nội dung trong PHT số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Bài 1: Nêu quy luật biến thiên bán kính nguyên tử, độ âm điện; tính kim loại và phi kim trong một chu kì và trong một nhóm A. Bài 2: Trả lời 10 câu hỏi TN: Câu 1. Sau mỗi chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A A. biến đổi không tuần hoàn. B. được lặp đi lặp lại giống nhau. C. được lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn. D. được lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn chỉ ở chu kì 2 và chu kì 3. Câu 2. Sự tương tự nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nhóm A là do A. sự giống nhau về số lớp electron. B. sự giống nhau về số electron hóa trị. C. sự giống nhau về số phân lớp electron. D. sự giống nhau về số electron độc thân. Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố calcium (Ca) có Z = 20. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử calcium là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Số electron hóa trị của nguyên tử X (Z = 17) là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 5. Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào A. kích thước phần rỗng bên trong nguyên tử. B. lực đẩy giữa các electron. C. lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp trong cùng. D. lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng. Câu 6. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử A. giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. B. tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. C. giảm sau đó tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. D. tăng sau đó giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Câu 7. Cho các nguyên tử: X (Z = 3); Y (Z = 11), T (Z = 19). So sánh bán kính nguyên tử của X, Y, Z theo chiều tăng dần. A. T < Y < X. B. X < Y < T. C. X < T < Y. D. T < X < Y. Câu 8. Độ âm điện của nguyên tử (χ) là đại lượng đặc trưng cho A. khả năng nhận electron của nguyên tử một nguyên tố hóa học. B. khả năng nhường electron của nguyên tử một nguyên tố hóa học. C. khả năng đẩy electron của nguyên tử một nguyên tố hóa học khi tạo thành liên kết hóa học. D. khả năng hút electron của nguyên tử một nguyên tố hóa học khi tạo thành liên kết hóa học. Câu 9. Trong một nhóm A, độ âm điện A. tăng từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. B. giảm từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. C. giảm sau đó tăng dần từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. D. không thay đổi theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Câu 10. Cho các nguyên tử: E (Z = 6), G (Z = 8), H (Z = 9). So sánh độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trên theo chiều tăng dần. A. E < G < H. B. H < G < E. C. E < H < G. D. H < E < G. |
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thống nhất để ghi lại kết quả vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Hoạt động 1: Thành phần của các oxide và các hydroxidea) Mục tiêu: - HS nắm được hóa trị cao nhất với oxygen và hóa trị trong hợp chất hydroxide của các nguyên tố trong nhóm A. Từ đó, viết đúng CTHH của các oxide có hóa trị cao nhất và hydroxide của các nguyên tố trong nhóm A. - Rèn năng lực hợp tác, hoạt động nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm: - Chia lớp thành 4 nhóm và phân công nghiên cứu hoàn thành bảng 7.1 và rút ra sự biến đổi về hóa trị của các nguyên tố trong nhóm A. Từ đó, trả lời câu hỏi SGK trang 40. + Sản phẩm được trình chiếu Powerpoint. - HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện 1 HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành các phiếu học tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. | *Nội dung cần đạt Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất oxygen tăng từ I đến VII khi đi từ trái sang phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine ở chu kì 2). Do đó thành phần của các oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì. (Bảng 7.1) * Chú ý: Nguyên tố R có hợp chất có hóa trị cao nhất với oxygen được xác định như sau: + R2On với R thuộc nhóm A lẻ. + (ROn/2) với R thuộc nhóm A chẵn. |
Hoạt động 2: TÍNH CHẤT CỦA CÁC OXIDE VÀ CÁC HYDROXIDE a) Mục tiêu: Nắm được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/ base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Cho HS xem các clip TN - Khi cho các oxide Na2O, MgO, P2O5 vào nước; Na2CO3 vào dd acid HNO3 loãng có hiện tượng gì? - Màu giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch sản phẩm thay đổi thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu sgk kết hợp với việc xem các clip để rút ra nội dung bài học. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. | II. TÍNH CHẤT CỦA CÁC OXIDE VÀ CÁC HYDROXIDE - Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần. |
C + D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài.
- Tiếp tục phát huy các năng lực như: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm,...
b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm:
+ HS xây dựng được sơ đồ hóa được sự biến thiên tính chất của các nguyên tố và các chất.
+ Kết quả trả lời các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện:
- HS giải quyết các câu hỏi và bài tập ở phiếu học tập số 2
- GV Cho đại diện các nhóm lên vẽ sơ đồ tư duy củng cố bài học
- Học sinh hoạt động cá nhân và cặp đôi để hoàn thành các câu hỏi lồng ghép trong các hoạt động hình thành kiến thức.
- Giáo viên mời đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung hoàn thiện.
- GV dặn HS làm BT thêm trong SBT kèm theo: 7.1 đến 7.16/ SBT trang 18-19.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Khi đi từ trái qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine ở chu kì 2), hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen
A. tăng từ I đến VII.
B. giảm từ VII đến I.
C. tăng từ II đến VIII.
D. giảm từ VIII đến II.
Câu 2. Nguyên tố magnesium thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của nguyên tố trên lần lượt là
A. MgO; MgOH.
B. Mg2O; MgOH.
C. MgO; Mg(OH)2.
D. MgO2; Mg2OH
Câu 3. Nguyên tố chlorine thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của nguyên tố trên lần lượt là
A. Cl2O3; HClO3.
B. Cl2O5; HClO4.
C. Cl2O7; HClO4.
D. ClO4; HClO.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thành phần của oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì.
B. Thành phần của oxide và hydroxide không có sự lặp lại theo chu kì.
C. Thành phần của oxide có sự lặp lại theo chu kì, thành phần của hydroxide không có sự lặp lại theo chu kì.
D. Thành phần của oxide không có sự lặp lại theo chu kì, thành phần của hydroxide có sự lặp lại theo chu kì.
Câu 5. Cho oxide Na2O vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng. Hiện tượng xảy ra là
A. Na2O tan hoàn toàn trong nước, quỳ tím chuyển màu đỏ.
B. Na2O tan hoàn toàn trong nước, quỳ tím chuyển màu xanh đậm.
C. Na2O tan một phần trong nước, quỳ tím chuyển màu đỏ.
D. Na2O tan một phần trong nước, quỳ tím chuyển màu xanh nhạt.
Câu 6. Oxide nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
A. Na2O.
B. MgO.
C. CaO.
D. P2O5.
Câu 7. Thêm từng giọt Na2CO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3. Hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện kết tủa trắng.
B. dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt.
C. có khí thoát ra.
D. không có hiện tượng gì.
Câu 8. Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện
A. tính acid mạnh.
B. tính acid yếu.
C. tính base mạnh.
D. tính base yếu.
Câu 9. Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện
A. tính acid mạnh.
B. tính base mạnh.
C. tính acid yếu.
D. tính base yếu.
Câu 10. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân,
A. tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần, đồng thời tính acid của chúng giảm dần.
B. tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
C. tính acid, base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần.
D. tính acid, base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.