Giáo án Bài 16: Ôn tập chương 4 Hóa học 10 Kết nối tri thức


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 16. ÔN TẬP CHƯƠNG 4 (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.

- Nêu được khái niệm và ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử

- Lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

- Mô tả được một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng trong cuộc sống.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, tài liệu tham khảo, các kênh thông tin khác: internet…liên quan đến chủ đề bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tìm hiểu về số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử, lập phương trình phản ứng oxi hóa - khử.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích tại sao các nguyên tố khác nhau có trạng thái số oxi hoá khác, nguyên tố có nhiều trạng thái số oxi hoá. Giải thích các quá trình oxi hóa - khử trong cuộc sống.

2.2. Năng lực hóa học

a. Nhận thức hóa học:

- HS trình bày được: Khái niệm về số oxi hoá của nguyên tố, phản ứng oxi hóa - khử, chất khử, chất oxi hóa.

- HS xác định được chất khử, chất oxi hóa, phản ứng oxi hóa - khử

- HS phân biệt được các loại phản ứng oxi hoá - khử: phản ứng nội oxi hoá - khử; tự oxi hoá - khử; oxi hoá - khử có môi trường.

- HS lập được phương trình phản ứng oxi hóa - khử.

- HS nêu được ý nghĩa phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học.

- Tìm hiểu các phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn tự nhiên.

c. Vận dụng kiến thức kĩ năng

- Giải thích được vai trò của phản ứng oxi hoá - khử trong cuộc sống, thực tiễn.

Nhận thức hóa học:

- Nêu khái niệm và xác định được số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.

- Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hoá – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá –khử.

- Mô tả được một số phản ứng oxi hoá – khử quan trọng gắn liền với cuộc sống.

- Cân bằng được phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tìm tòi thông tin trong SGK, các học liệu tham khảo khác về phản ứng oxi hoá - khử.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- Giáo án, powerpoint.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

2. Học sinh (HS)

- Ôn tập lại kiến thức đã học bài 15.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ đầu giờ. Kiểm tra kiến thức cũ lồng vào trong tiết học.

Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành các nội dung còn thiếu phần hệ thống hóa kiến thức trong SGK.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Giao nhiệm vụ học tập:

- GV phát phiếu học tập số 1.

- GV chia nhóm: Mỗi bàn thành 1 nhóm..

- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành kiến thức còn thiếu của sơ đồ.

Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nghiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm lên giấy.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Báo cáo, thảo luận:

- GV mời đại diện HS lên báo cáo kết quả của nhóm.

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định:

GV kết hợp trình chiếu kết quả của từng nhóm theo sơ đồ để so sánh và đánh giá, nhận xét, đưa ra kết luận.

1. Cấu tạo bảng tuần hoàn

Sản phẩm dự kiến phiếu học tập số 1 được cho ở phụ lục.

2. Hoạt động 2: Luyện tập

a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân GV giao nhiêm vụ cho HS

- GV đánh giá nhận xét

Câu 1 trang 78 SGK Hóa học 10: Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất oxi hóa là chất

A. nhận electron.

B. nhường proton.

C. nhường electron.

D. nhận proton.

Câu 2 trang 78 SGK Hóa học 10: Trong phản ứng hóa học: Fe + H2SO4 ⟶ FeSO4 + H2, mỗi nguyên tử Fe đã

A. nhường 2 electron.

B. nhận 2 electron.

C. nhường 1 electron.

D. nhận 1 electron.

Câu 3 trang 78 SGK Hóa học 10: Trong phản ứng hóa học: 2Na + 2H2O ⟶ 2NaOH + H2, chất oxi hóa là

A. H2O.

B. NaOH.

C. Na.

D. H2.

Câu hỏi 4 trang 78 SGK Hóa học 10: Cho nước Cl2 vào dung dịch NaBr xảy ra phản ứng hóa học:

Cl2 + 2NaBr ⟶ 2NaCl + Br2

Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất nào?

A. NaCl.

B. Br2.

C. Cl2.

D. NaBr.

Câu hỏi 5 trang 79 SGK Hóa học 10: Xét các phản ứng hóa học xảy ra trong các quá trình sau:

a) Luyện gang từ quặng hematite đỏ:

Fe2O3 + CO FeO + CO2

FeO + CO Fe + CO2

b) Luyện kẽm từ quặng blend:

ZnS + O2 ZnO + SO2

ZnO + C Zn + CO

c) Sản xuất xút, chlorine từ dung dịch muối ăn:

NaCl + H­2O NaOH + Cl2 + H2

d) Đốt cháy ethanol có trong xăng E5:

C2H5OH + O2 CO2 + H2O

Hãy chỉ ra các phản ứng oxi hoá – khử, lập phương trình hoá học của các phản ứng đó theo phương pháp thăng bằng electron và chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.

Câu hỏi 6 trang 79 SGK Hóa học 10: Xét phản ứng trong giai đoạn đầu của quá trình Ostwald:

NH3 + O2 ⟶ NO + H2O

Trong công nghiệp, cần trộn 1 thể tích khí ammonia với bao nhiêu thể tích không khí để thực hiện phản ứng trên? Biết không khí chứa 21% thể tích oxygen và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.

Câu hỏi 7 trang 79 SGK Hóa học 10: Copper(II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi, dùng để pha chế thuốc Bordaux (trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, khoai tây: bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây công nghiệp), ...

Trong công nghiệp, copper(II) sulfate thường được sản xuất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí:

Cu + O2 + H2SO4 ⟶ CuSO4 + H2O (1)

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng (1) theo phương pháp thăng bằng electron,

chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.

b) Copper(II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho đồng phế liệu tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng:

Cu + H2SO4 (đặc) CuSO4 + SO2 + H2O (2)

Trong hai cách trên, cách nào sử dụng ít sulfuric acid hơn, cách nào ít gây ô nhiễm môi trường hơn?

d) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Câu 1 trang 78 SGK Hóa học 10:

Đáp án đúng là: A

Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất oxi hóa là chất nhận electron (số oxi hóa giảm sau phản ứng)

Câu 2 trang 78 SGK Hóa học 10:

Đáp án đúng là: A

⇒ Mỗi nguyên tử sắt đã nhường 2 electron.

Câu 3 trang 78 SGK Hóa học 10:

Đáp án đúng là: A

Quá trình trao đổi electron

Na ⟶ Na+ + 1e

2H+ + 2e ⟶ H2

⇒ Chất oxi hóa là H2O.

Câu hỏi 4 trang 78 SGK Hóa học 10:

Đáp án đúng là: D

Quá trình trao đổi electron

Quá trình oxi hóa: 2Br- ⟶ Br2 + 2e

Quá trình khử: Cl2 + 2e ⟶ 2Cl-

⇒ Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất NaBr.

Câu hỏi 5 trang 79 SGK Hóa học 10:

Tất cả các phản ứng trên đều là phản ứng oxi hóa – khử.

a)

Chất khử là CO, chất oxi hóa là Fe2O3.

- Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử:

- Xác định hệ số

- Cân bằng

Fe2O3 + CO 2FeO + CO2

⇒ Chất khử là CO, chất oxi hóa là FeO

- Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử:

- Xác định hệ số

- Cân bằng

FeO + CO Fe + CO2

b) Luyện kẽm từ quặng blend:

⇒ Chất khử là ZnS, chất oxi hóa là O2.

- Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử:

- Xác định hệ số

- Cân bằng

2ZnS + 3O2 2ZnO + 2SO2

⇒ Chất khử là C, chất oxi hóa là ZnO.

- Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử:

- Xác định hệ số

- Cân bằng

ZnO + C Zn + CO

c) Sản xuất xút, chlorine từ dung dịch muối ăn:

⇒ Chất khử NaCl, chất oxi hóa là H2O.

- Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử:

- Xác định hệ số

- Cân bằng

2NaCl + 2H­2O 2NaOH + Cl2 + H2

d) Đốt cháy ethanol có trong xăng E5:

⇒ Chất khử là C2H5OH, chất oxi hóa là O2.

- Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử:

- Xác định hệ số

- Cân bằng

C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O

Câu hỏi 6 trang 79 SGK Hóa học 10:

Phương trình hóa học:

Theo phương trình 1 thể tích ammonia sẽ phản ứng với = 1,25 thể tích oxygen.

⇒ Cần trộn 1 thể tích khí ammonia với thể tích không khí.

Câu hỏi 7 trang 79 SGK Hóa học 10:

a)

⇒ Chất oxi hóa là O2, chất khử là Cu

⇒ 2Cu + O2 + 2H2SO4 ⟶ 2CuSO4 + 2H2O

b) Cu + 2H2SO4 (đặc) CuSO4 + SO2 + 2H2O

Theo phương trình hóa học:

Phản ứng (1): Cần 1 mol acid H2SO4 loãng tạo 1 mol CuSO4.

Phản ứng (2): Cần 2 mol acid H2SO4 đặc tạo 1 mol CuSO4

⇒ Cách sản xuất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí (phản ứng (1)) cần ít sulfuric acid hơn và cũng ít gây ô nhiễm hơn vì sản phẩm không có sinh ra khí SO2 độc hại, gây ô nhiễm.

PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

20220527040343_wm_shs-hoa-hoc-10

DỰ KIẾN SẢN PHẨM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Phản ứng oxi hóa – khử

+ Chất nhường electron là chất khử.

+ Chất nhận electron là chất oxi hóa.

+ Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron.

+ Quá trình khử là quá trình chất oxi hóa nhận electron.

+ Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử

• Nguyên tắc:

Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

• Các bước lập phương trình hóa học:

Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.

Xác định chất oxi hóa, chất khử.

Bước 2: Viết quá trình nhường, nhận electron.

Bước 3: Xác định hệ số.

Bước 4: Cân bằng.

Ví dụ: Lập phương trình phản ứng theo sơ đồ: C + CO2 CO

Bước 1:

Chất khử là C, chất oxi hóa là CO2.

Bước 2: Các quá trình oxi hóa, quá trình khử

Bước 3: Xác định hệ số

Bước 4: Cân bằng

C + CO2 2CO

Danh mục: Giáo án