Giáo án Bài 20: Ôn tập chương 6 Hóa học 10 Kết nối tri thức


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 20: ÔN TẬP CHƯƠNG 6 (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS củng cố được các kiến thức về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- Nắm được biểu thức tốc độ phản ứng Van’t hoff và vận dụng giải quyết bài toán liên quan đến biểu thức.

- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác.

- Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hoá học vào việc giải thích một số vấn đề trong đời sống và sản xuất.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Tìm kiếm thông tin SGK, thông tin sách tham khảo về tốc độ phản ứng hoá học và các dạng bài tập liên quan.

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Vận dụng các công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng, biểu thức tốc độ phản ứng Van’t hoff vào giải quyết các bài toán hoá học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về vấn đề liên quan đến lí thuyết và bài tập tốc độ phản ứng.

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Nắm vững các kiến thức về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- Nắm được biểu thức và vận dụng giải quyết bài toán liên quan biểu thức tốc độ phản ứng, Van’t hoff.

- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác.

- Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hoá học vào việc giải thích một số vấn đề trong đời sống và sản xuất.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động khai thác vốn kiến thức, kĩ năng đã học trong SGK, tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu và giải thích được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số vấn đề thực tiễn trong đời sống và sản xuất.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK khái niệm tốc độ phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Các hình ảnh, các thí nghiệm liên quan đến tốc độ phản ứng.

- Phiếu bài tập số 1, số 2....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra đầu giờ, kiểm tra kiến thức cũ lồng vào trong tiết học.

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.

b) Nội dung:

Trong các tiết học trước, các em đã được học về tốc độ phản ứng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học. Để khắc sâu kiến thức hôm nay chúng ta ôn lại lí thuyết và các dạng bài tập thông qua bài 20: Ôn tập chương 6.

c) Sản phẩm: Tập trung, tái hiện kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện: GV dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức về tốc độ phản ứng.

Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tốc độ phản ứng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, hoàn thành các phiếu học tập sau:

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Điền thông tin còn thiếu vào chỗ trống sau :

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Điền thông tin còn thiếu vào chỗ trống sau :

Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm.

Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận:

PHIỀU HỌC TẬP 01

Tốc độ phản ứng:

Xét phản ứng hoá học dạng tổng quát: aA + bB ⟶ cC + dD.

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:

Nếu phản ứng trên là một phản ứng đơn giản thì biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng: v = k.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

+ Nồng độ

+ Áp suất

+ Nhiệt độ

+ Diện tích tiếp xúc

⇒ Khi tăng các yếu tố này làm tăng số va chạm hiệu quả, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

+ Chất xúc tác: Khi có chất này, năng lượng hoạt hoá giảm dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố lại phần kiến thức đã học về nguyên tử, khối lượng của các loại hat, điện tích.

b) Nội dung: GV đưa ra các bài tập cụ thể, gọi HS lên làm và chữa lại.

HS hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1. Hãy cho biết trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh, phản ứng nào có tốc độ chậm?

a) Đốt cháy nhiên liệu.

b) Sắt bị gỉ

c) Ngâm đinh iron trong dung dịch acid HCl.

Câu 2. Hãy cho biết người ta tận dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:

a. Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).

b. Ninh xương cần chặt nhỏ và dùng nồi áp suất.

c. Khi đốt than, sự cháy diễn ra nhanh và mạnh khi các viên than được tạo các lỗ rỗng.

d. Phản ứng oxi hoá sulfur (IV) oxide tạo thành sulfur (VI) oxide diễn ra nhanh hơn khi có mặt vanadium pentoxide V2O5.

e. Dùng quạt thông gió trong bễ lò rèn.

g. Dùng phương pháp ngược dòng, trong sản xuất acid sulfuric, hơi SO3 đi từ dưới đi lên, dung dịch H2SO4 đặc đi từ trên đi xuống.

Câu 3. Hydrogen peroxide phân huỷ theo phản ứng: 2H2O2 → 2H2O + O2. Ðo thể tích oxygen thu được theo thời gian, kết quả được ghi trong bảng sau:

Thời gian (min)

0

15

30

45

60

Thể tích khí oxygen (cm3)

0

16

30

40

48

a) Vẽ đồ thị mô tả sự phụ thuộc của thể tích khí oxygen theo thời gian.

b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng (theo cm3/min) trong các khoảng thời gian:

– Từ 0 đến 15 phút; – Từ 15 đến 30 phút;

– Từ 30 đến 45 phút; – Từ 45 đến 60 phút.

Nhận xét sự thay đổi tốc độ trung bình theo thời gian.

Câu 4. Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng của zinc và sulfuric acid loãng.

Câu 5. Một phản ứng ở 45 °C có tốc độ là 0,068 mol/(L.min). Hỏi phải giảm xuống nhiệt độ bao nhiêu để tốc độ phản ứng là 0,017 mol/(L.min). Giả sử, trong khoảng nhiệt độ thí nghiệm, hệ số nhiệt độ Van't Hoff của phản ứng bằng 2.

c) Sản phẩm:

Câu 1:

a) Đốt cháy nhiên liệu: xảy ra với tốc độ nhanh.

b) Sắt bị gỉ: xảy ra với tốc độ chậm.

c) Ngâm đinh iron trong dung dịch acid HCl: xảy ra với tốc độ nhanh.

Câu 2:

a. "Không khí nén" có nồng độ oxygen cao hơn không khí thường nên tốc độ phản ứng tăng. "Không khí nóng" sẵn từ trước khi thổi vào lò cao sẽ làm toàn bộ nguyên vật liệu trong lò được sấy nóng, đến khi than cốc trong lò cháy toả nhiệt, sẽ làm cho nhiệt độ trong lò cao hơn nữa, tiết kiệm nhiên liệu, rút ngắn thời gian luyện gang.

→ Tận dụng yếu tố nồng độ, nhiệt độ.

b. "Chặt nhỏ" xương để tăng diện tích tiếp xúc nên tốc độ phản ứng tăng. Nấu bằng "nồi áp suất" làm tăng áp suất nên tốc độ phản ứng tăng.

c. Khi tạo lỗ rỗng trên viên than tổ ong làm tăng diện tích tiếp xúc giữa carbon và oxygen không khí nên tốc độ phản ứng tăng.

d. V2O5 là xúc tác của phản ứng oxi hoá SO2 và O2.

e. Quạt thông gió trong bễ lò rèn để thổi không khí từ ngoài vào, làm tăng nồng độ oxygen, do đó tốc độ phản ứng cháy của than đá tăng.

g. Khi hơi SO3 đi từ dưới đi lên, dung dịch H2SO4 đặc đi từ trên đi xuống thì diện tích tiếp xúc giữa các chất tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

Câu 3:

a) Đồ thị mô tả sự phụ thuộc của thể tích khí oxygen theo thời gian

b) Tốc độ trung bình của phản ứng từ 0 ÷ 15 phút là:

cm3/min

Tốc độ trung bình của phản ứng từ 15 ÷ 30 phút là:

cm3/min

Tốc độ trung bình của phản ứng từ 30 ÷ 45 phút là:

cm3/min

Tốc độ trung bình của phản ứng từ 45 ÷ 60 phút là:

cm3/min

⇒ Tốc độ trung bình giảm dần theo thời gian.

Câu 4:

Chuẩn bị: Zn dạng viên, quỳ tím, sulfuric acid loãng, 2 ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ.

Tiến hành:

- Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3 mL sulfuric acid loãng.

- Cho vào mỗi ống nghiệm mẩu quỳ tím và cho vào mỗi ống 1 viên Zn.

- Đun nóng 1 ống nghiệm.

Lưu ý: Làm sạch bề mặt Zn trước khi tiến hành thí nghiệm.

Hiện tượng:

- Ban đầu, khi cho quỳ tím vào 2 ống nghiệm thì quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- Ống nghiệm bị đun nóng thì quỳ tím nhạt màu nhanh chóng.

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl ⟶ ZnCl2 + H2

Câu 5:

Mở rộng:

⇒ a = 2

⇒ T = 45 – 10.2 = 25 oC

⇒ Vậy phải giảm xuống đến 25 oC thì tốc độ phản ứng là 0,017 mol/(L.min)

d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc cá nhân; thảo luận nhóm

4. Hoạt động 3: Vận dụng

a) Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã được học trong bài để giải quyết các câu hỏi, nội dung gắn liền với thực tiễn và mở rộng thêm kiến thức của HS về tốc độ phản ứng.

b) Nội dung: Tìm hiểu ý nghĩa của tốc độ phản ứng trong đời sống và sản xuất:

- Đèn xì acetylene cháy trong oxygen cho ngọn lửa có nhiệt độ cao hơn nhiều so với cháy trong không khí.

- Thực phẩm nấu trong nồi áp suất nhanh chín hơn so với khi nấu ở áp suất thường.

- Các chất đốt rắn như than, củi có kích thước nhỏ sẽ cháy nhanh hơn.

c) Sản phẩm:

- Đèn xì acetylene cháy trong oxygen cho ngọn lửa có nhiệt độ cao hơn nhiều so với cháy trong không khí, vì nồng độ oxygen cao hơn nên tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn, nhiệt độ hàn cao hơn.

- Thực phẩm nấu trong nồi áp suất nhanh chín hơn so với khi nấu ở áp suất thường do trong nồi áp suất có áp suất cao hơn nồi bình thường, tốc độ phản ứng tăng.

- Các chất đốt rắn như than, củi có kích thước nhỏ sẽ cháy nhanh hơn do có diện tích tiếp xúc giữa chất đốt với oxygen không khí nhiều hơn.

d) Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo qua internet, thư viện….

Danh mục: Giáo án