Giáo án Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ của thế giới sống Sinh học 10 Cánh diều


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA

THẾ GIỚI SỐNG

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống. Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.

- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

1.2. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày về thế giới sống.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi các thông tin để giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống, cho được ví dụ về các đặc điểm của các cấp tổ chức sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

- Các hình ảnh minh họa cho các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Sinh học 10.

- Tranh ảnh, tư liệu, video,... và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm lí hưng phấn và háo hức tìm hiểu, khám phá nội dung bài học;

- Tạo mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức, kĩ năng đã học ở THCS (các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào, quần thể, quần xã - hệ sinh thái) và nội dung học tập của bài học.

b. Nội dung:

- Học sinh hoạt động cá nhân, sắp xếp các cụm từ sau theo trật tự phù hợp, giải thích.

1. Hệ tiêu hóa - cơ thể người – ruột - tế bào biểu mô ruột.

2. Cây xoài – quả xoài – tế bào biểu bì – hệ chồi.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh hoạt động cá nhân, sắp xếp các cụm từ sau theo trật tự phù hợp, giải thích.

1. Hệ tiêu hóa - cơ thể người – ruột - tế bào biểu mô ruột.

2. Cây xoài – quả xoài – tế bào biểu bì – hệ chồi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát và giúp đỡ học sinh trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 HS xung phong lên bảng sắp xếp.

- Yêu cầu học sinh giải thích cách sắp xếp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận. Trên cơ sở đó dẫn vào bài học.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống được sắp xếp theo những nguyên tắc riêng, từ cấp độ nhỏ đến các cấp độ lớn hơn, cấp độ trước là cơ sở để hình thành cấp độ tiếp theo, từ đó tạo nên sinh quyển. Để tìm hiểu rõ hơn về những đặc điểm cơ bản của các cấp độ thế giới sống, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay.

- Các câu trả lời của Hs về câu hỏi GV đưa ra.

1. Tế bào biểu mô ruột → ruột → hệ tiêu hóa → cơ thể người.

2. Tế bào biểu bì → quả xoài → hệ chồi → cây xoài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các cấp độ tổ chức sống

a. Mục tiêu:

- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống. Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các cấp độ tổ chức sống.

- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày về thế giới sống.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, đọc thông tin và quan sát sơ đồ Hình 3.1 (SGK tr.19 - 20) để tìm hiểu về các cấp độ tổ chức sống.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Bản mô tả của HS về các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

- Nêu được định nghĩa cấp độ tổ chức sống là gì và nêu ví dụ.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên – Học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, đọc thông tin và quan sát sơ đồ Hình 3.1 (SGK tr.19 - 20) để tìm hiểu về các cấp độ tổ chức sống.

- GV yêu cầu HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau:

+ Quan sát hình 3.1 SGK tr.19, dựa vào kiến thức đã học hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống.

+ Cấp độ tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ.

+ Xác định cấp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.

+ Kể thứ tự các cấp tổ chức trong thế giới sống từ nhỏ đến lớn.

+ Cấp tổ chức nào thực hiện được các đặc trưng cơ bản của sự sống?

+ Chứng minh cấp phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan là cấp tổ chức trung gian của thế giới sống.

- GV chuẩn bị các hình ảnh minh hoạ cho các cấp độ tổ chức của thế giới sống và yêu cầu HS xác định hình ảnh đó thuộc cấp độ nào.

- GV chiếu lần lượt các hình ảnh hoặc chiếu toàn bộ hình ảnh, sau đó, các nhóm thi đua xác định nhanh các cấp độ thế giới sống trong ảnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.

- Các nhóm nhanh chóng xác định các cấp độ thế giới sống trên ảnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi. Sau đó, tiến hành tổ chức trò chơi để các nhóm thi đua.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Các cấp độ tổ chức sống

- Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

- Cấp độ tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ. sinh thái.

- Sinh quyển được xem là cấp tổ chức lớn nhất của hệ thống sống.

- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản: có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.

- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống

a. Mục tiêu:

- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục II (SGK tr.20 - 21) để tìm hiểu về điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

- Hoàn thành phiếu học tập số 1:

Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Hệ thống mở và tự điều chỉnh

Thế giới sống liên tục tiến hóa

Nội dung

Ví dụ

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và hỏi – đáp, kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Ý kiến trao đổi, thảo luận và câu trả lời của HS về các cấp độ tổ chức sống.

- Câu trả lời ở phiếu học tập số 1.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hình thành các nhóm học tập (có thể quy định mỗi tổ là 1 nhóm), yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục II (SGK tr.20 - 21) để tìm hiểu về điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tổ chức cho các nhóm thảo luận.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK. Mỗi thành viên tư duy độc lập và ghi ra đáp án trả lời của mình.

- Cả nhóm thống nhất phương án chung từ những ý kiến cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV đặt thêm một số câu hỏi để khắc sâu kiến thức cho HS:

+ Cho ví dụ thể hiện sinh vật với môi trường có quan hệ với nhau. Hệ thống mở là gì?

+ Cho ví dụ về khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi trong cơ thể người.

+ Do đâu mà sinh vật thích nghi với môi trường sống?

* Gợi ý:

+ Sinh vật lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải các chất cặn bã vào môi trường. Sinh vật ở mọi cấp độ tổ chức sống đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Khả năng tự duy trì và ổn định về thành phần và tính chất tạo nên hệ cân bằng động bảo đảm sinh vật tồn tại và phát triển.

+ Sinh vật tồn tại, phát triển trong hệ thống. Hệ thống sống là hệ mở tự điều chỉnh bảo đảm tồn tại cân bằng ổn định trong một giới hạn nhất định gọi là mức phản ứng. Đó chính là giới hạn thích nghi của sinh vật.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

- Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.

=> tổ chức sống cấp cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn, vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có.

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở: Sinh vật và môi trường luôn có tác động qua lại thông qua trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Quá trình trao đổi chất tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa sinh vật và môi trường: sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm thay đổi môi trường.

- Các cấp độ tổ chức sống có cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

Quá trình tiến hoá của sinh giới là cơ chế gắn liền với sự biến đổi của các cấp độ tổ chức sống, qua đó thiệt lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống.

- Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hoá. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên DNA từ tế bảo này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

=> Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những tổ tiên ban đầu mà các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

a. Mục tiêu:

- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục III (SGK tr.21) để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

- GV sử dụng kết hợp phương pháp dạy học trực quan và hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục III (SGK tr.21) để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

Quan sát hình 3.2, trình bày quan hệ phụ thuộc giữa các cấp độ tổ chức sống.

Từ sơ đồ cho thấy quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Theo nguyên tắc đó, hãy nêu sự khác biệt và mối quan hệ giữa quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và hiện yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

- GV khuyến khích các HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến bổ sung, tranh luận, phản biện,...

- GV đặt thêm câu hỏi cho HS thảo luận: Hệ sinh thái khác với sinh quyển như thế nào?

* Gợi ý: Sinh quyền bao gồm toàn bộ hành tỉnh có tồn tại các dạng sống. Sinh quyển là không gian tồn tại của tất cả các quần xã sinh vật, về cơ bản bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV hướng dẫn HS đọc phần Tóm tắt kiến thức (SGK tr.21) và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

- Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng.

- Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể: cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

- Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào. Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống.

- Cơ thể đa bào qua quá trình sinh trưởng, phát triển với cơ chế phân hoá hình thành các cơ quan, bộ phận thực hiện các chức năng tương ứng của cơ thể.

- Các cá thể cùng loài phân bố trong khu vực nhất định hình thành nên quần thể sinh vật. Các quần thể sinh vật khác loài sống trong cùng một khu vực xác định hình thành nên quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật tương tác với môi trường sống hình thành hệ sinh thái. Các hệ sinh thái trên Trái Đất hình thành Sinh Quyển.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu sâu hơn kiến thức đã học và thành thạo hơn các kĩ năng, ôn tập kiến thức bài học.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành bài tập luyện tập.

- HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm về các cấp tổ chức của thế giới sống.

c. Sản phẩm học tập:

- Những ý kiến trao đổi, thảo luận, câu trả lời của HS.

- Đáp án trả lời trắc nghiệm của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Làm bài tập luyện tập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS hoàn thành nhanh các bài tập sau:

1. Thực hiện ghép nội dung cột (1) với cột (2) cho phù hợp và ghi kết qủa vào cột (3)

Cấp độ tổ chức sống (1)

Đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống (2)

Kết quả (3)

1. Tế bào

a) Cấp độ tổ chức sống riêng lẻ, độc lập, có cấu tạo từ cơ quan và các hệ cơ quan.

1………….

2. Quần thể - Loài

b) Cấp độ tổ chức sống gồm nhiều bào quan hợp thành. Đây là đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống.

2…………..

3. Quần xã - Hệ sinh thái

c) Cấp độ tổ chức sống gồm các cá thể thuộc cùng một loài, tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định.

3…………..

4. Cơ thể

d) Cấp độ tổ chức sống gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau cùng sinh sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh.

4…………...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời HS bất kì trong lớp đưa ra câu trả lời.

- GV khuyến khích những HS còn lại đưa ra ý kiến nhận xét, bổ xung, tranh luận,... để tìm ra đáp án chính xác nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành bài tập trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm?

A. 1. B. 2. C. 3. D.4

Câu 2. Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà không có ở các vật không sống?

(1) Có khả năng tự điều chỉnh.

(2) Liên tục tiến hoá.

(3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

(4) Diễn ra quá trình trao đổi chất với môi trường.

(5) Đều được cấu tạo từ tế bào.

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 3. Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?

A. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.

B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.

D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chiếu lần lượt từng câu hỏi trên slide.

- HS làm việc cá nhân, sử dụng kiến thức đã học để chọn ra đáp án đúng.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời HS có tín hiệu xin trả lời nhanh nhất.

- Các HS khác nhận xét, đưa ra đáp án khác (nếu có).

* Gợi ý đáp án:

1. C

2. B

3. B

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống thông qua xử lí các tình huống thực tiễn, chia sẻ với các bạn và người thân.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người?

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

* Gợi ý:

+ Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch máu dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân, lông dãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.

+ Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

+ Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.

+ Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí, não con người có xu hướng xoá bỏ đoạn kí ức đó.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Khái quát về tế bào.

Danh mục: Giáo án