Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. | Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 11: TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. Lấy được ví dụ minh họa (tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,…).
- Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích lũy năng lượng.
- Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào thực vật.
- Nêu được vai trò của hóa tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn.
- Phát biểu được khái niệm phân giải các chất trong tế bào.
- Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) và các giai đoạn phân giải kị khí (lên men).
- Trình bày được quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng.
- Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
- Vận dụng được kiến thức về tổng hợp và phân giải các chất để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn.
1.2 Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về quá trình tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình học tập về quá trình tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học 10, Giáo án.
- Các phiếu học tập.
- Các câu hỏi và hình ảnh liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh
- Giấy A4.
- Bảng trắng, bút lông.
- Thiết bị (máy tính, điện thoại,...) có kết nối mạng internet.
- Bài thuyết trình.
- Biên bản thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
- Thu hút, tạo hứng thú học tập, tạo tình huống và xác định vấn đề học tập.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đặt câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học.
Hình 1.2. Vận động viên nâng tạ
- Năng lượng đó có nguồn gốc từ đâu và được giải phóng nhờ quá trình nào?
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát hình ảnh về vận động viên nâng tạ và đặt câu hỏi nêu vấn đề cho học sinh: Năng lượng đó có nguồn gốc từ đâu và được giải phóng nhờ quá trình nào? Hình 1.2. Vận động viên nâng tạ - Học sinh lắng nghe và quan sát. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Cá nhân học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. - GV gợi ý nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Giáo viên gọi một số học sinh lên trả lời câu hỏi và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và kết luận. - GV dẫn dắt vào bài học mới. | - Các câu trả lời của HS. * Gợi ý: - Năng lượng vận động viên cử tạ tiêu tốn cho mỗi lần nâng tạ có nguồn gốc từ quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng (hô hấp tế bào). |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm tổng hợp các chất và quang tổng hợp.
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào.
- Lấy được ví dụ minh họa (tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,…).
- Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích lũy năng lượng.
- Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào thực vật.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục I SGK trang 67 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào và ý nghĩa của quá trình tổng hợp đối với sinh vật.
+ Có phải tất cả các sinh vật đều thực hiện được hai giai đoạn tổng hợp không? Lấy ví dụ.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận, tìm hiểu thông tin và hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
c) Sản phẩm học tập:
- Các câu trả lời của HS.
- Đáp án phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp ? Vai trò của quá trình quang hợp ? - Khái niệm: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. - PT tổng quát của quá trình quang hợp: 6CO2 + 6H2O + ASMT → (CH2O) + 6O2 Câu 2. Phân biệt pha sáng và pha tối bằng cách hoàn thành bảng sau:
|
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục I SGK trang 67 và trả lời các câu hỏi sau: + Nêu khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào và ý nghĩa của quá trình tổng hợp đối với sinh vật. + Có phải tất cả các sinh vật đều thực hiện được hai giai đoạn tổng hợp không? Lấy ví dụ. - GV chia lóp làm 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV hỏi thêm một số câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng. - GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào - Tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình chuyển hóa những chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong tế bào với sự xúc tác của enzyme. - Đây là quá trình hình thành các chất để xây dựng tế bào, đồng thời tích lũy năng lượng cho tế bào. 1. Quang tổng hợp - Quang tổng hợp là quá trình tế bào sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ. - Quang hợp chỉ diễn ra ở thực vật và tảo. - Quang hợp gồm 2 pha: Pha sáng và pha tối (chu trình Cavin). - Pha sáng: Vị trí: màng thylakoid; nguyên liệu: ánh sáng, nước; sản phẩm: Ôxi, ATP và NADPH. + Các sắc tố quang hợp nằm trên màng thylakoid thu nhận năng lượng ánh sáng và chuyển cho trung tâm phản ứng, trung tâm phản ứng tiếp nhận năng lượng trở thành dạng kích động và truyền electron cho các chất trơng chuỗi truyền electron. + Yếu tố ảnh hưởng đến pha sáng đó là cường độ ánh sáng và nước. - Chu trình Calvin: Diễn ra ở chất nền lục lạp, pha này không phụ thuộc vào ánh sáng nhưng lại phụ thuộc vào các sản phẩm của pha sáng như ATP và NADPH. 2. Hóa tổng hợp và quang khử Đối tượng: vi khuẩn Hóa tổng hợp là quá trình tế bào chuyển hóa năng lượng từ các sản phẩm oxi hóa – khử thành năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. Quang khử là quá trình quang tổng hợp ở vi khuẩn nhà các sắc tố quang hợp nằm trên màng tế bào. 3. Tổng hợp các phân tử lớn trong tế bào Từ các chất hữu cơ đơn giản do tế bào tự tổng hợp hoặc lấy từ nguồn thức ăn, tế bào sử dụng chúng làm nguyên liệu cho quá trình sinh tổng hợp các phân tử lớn để xây dựng và dự trữ năng lượng trong tế bào. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về hóa tổng hợp, quang khử và tổng hợp các phân tử lớn trong tế bào
a. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của hóa tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn.
- Nêu được vai trò của sự tổng hợp các phân tử lớn đối với tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục I. 2,3 SGK trang 70, 71 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu điểm giống và khác nhau giữa quang tổng hợp và hóa tổng hợp.
+ Quang khử và quang tổng hợp giống và khác nhau ở những điểm nào?
+ Các phân tử lớn như protein, lipid, tinh bột, cellulose, glycogen được tế bào tổng hợp có vai trò gì.
c. Sản phẩm học tập:
- Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục I. 2,3 SGK trang 70, 71 SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Nêu điểm giống và khác nhau giữa quang tổng hợp và hóa tổng hợp. + Quang khử và quang tổng hợp giống và khác nhau ở những điểm nào? + Các phân tử lớn như protein, lipid, tinh bột, cellulose, glycogen được tế bào tổng hợp có vai trò gì. - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm cặp đôi, thống nhất đáp án. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời ngẫu nhiên HS báo cáo. - GV cho các HS khác nhận xét lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào 2. Hóa tổng hợp và quang khử - Hóa tổng hợp là quá trình tế bào chuyển hóa năng lượng từ các sản phẩm oxi hóa – khử thành năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. + Quá trình này gồm hai giai đoạn: chuyển hóa năng lượng từ phản ứng oxi hóa – khử thành năng lượng tích lũy trong ATP và NADH; khử CO2 thành glucose. - Quang khử là quá trình quang tổng hợp ở vi khuẩn nhà các sắc tố quang hợp nằm trên màng sinh chất. Khác với quá trình quang hợp, quang khử được thực hiện trong điều kiện không có O2. 3. Tổng hợp các phân tử lớn trong tế bào Từ các chất hữu cơ đơn giản do tế bào tự tổng hợp hoặc lấy từ nguồn thức ăn, tế bào sử dụng chúng làm nguyên liệu cho quá trình sinh tổng hợp các phân tử lớn để xây dựng và dự trữ năng lượng trong tế bào. |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về phân giải các chất và giải phóng năng lượng trong tế bào
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm phân giải các chất trong tế bào.
- Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) và các giai đoạn phân giải kị khí (lên men).
- Trình bày được quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nêu khái niệm phân giải các chất trong tế bào. Quá trình phân giải có ý nghĩa gì đối với tế bào?
- GV chia lóp làm 4 nhóm, yêu cầu hs quan sát hình 11.7, 11.8, 11.0, 11.10, 11.11 và kết hợp đọc thông tin SGK mục II thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 2 và 3 trong vòng 7 phút.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về quá trình đường phân.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về chu trình Krebs.
+ Nhóm 3:Tìm hiểu về chuỗi truyền electron hô hấp.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về quá trình lên men.
c) Sản phẩm học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
| Đường phân | Chu trình Crep | Chuỗi truyền electron hô hấp |
Vị trí | Bào tương | Chất nền ti thể | Màng trong ti thể |
Nguyên liệu | 1 phân tử Glucôzơ, 2 ATP, 2NAD+, 2ADP, 2Pi | 2 phân tử a.pyruvic, 6 NAD 2FAD, 2 ADP, 2Pi | 10NADH, 2FADH2, 6 O2. |
Sản phẩm | 2 a.pyruvic, 2NADH, 2 ATP | 8 NADH, 2FADH2, 2 ATP, 6 CO2 | 34 ATP, 6 H2O |
Số ATP | 2 ATP | 2 ATP | 34 ATP |
Tổng số ATP | 38TP |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
| Lên men rượu | Lên men lactate |
Điều kiện | Không có oxi | |
Vị trí | Tế bào chất | |
Nguyên liệu | Glucozo, ADP, NAD+ | |
Số ATP | 2 ATP | |
Sản phẩm | Ethanol | lactate |
Chất nhận electron | acetaldehyde | Pyruvate |
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu khái niệm phân giải các chất trong tế bào. Quá trình phân giải có ý nghĩa gì đối với tế bào? - GV chia lóp làm 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm được phân công. - GV hỏi thêm một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận và lần lượt thực hiện các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình. - GV liệt kê những phương án trả lời của các nhóm. - GV mời các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | II. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng - Phân giải các chất trong tế bào là quá trình chuyển hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme. - Quá trình này sẽ giải phóng ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Tạo ra các phân tử nhỏ là nguyên liệu của quá trình tổng hợp. 1. Hô hấp tế bào - Hô hấp tế bào là chuỗi các phản ứng oxi hóa - khử diễn ra trong tế bào, thông qua các phản ứng này, hợp chất hữu cơ được phân giải thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng được tích lũy trong các ATP. - Ở sinh vật quá trình hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn: Đường phân, oxi hóa acid và chu trình Krebs, chuỗi truyền electron. 2. Lên men - Khi không có oxi nghĩa là không có chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền electron. Khi đó pyruvic acid được giữ lại tế bào chất và chuyển thành acid lactic theo con đường lên men. |
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào
a. Mục tiêu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình 11.12 mục III (SGK tr.75)
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm đôi các nội dung vừa nghiên cứu.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 11.12 phần III (SGK tr.75), thảo luận và trả lời. + Tại sao nói tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào và sinh vật. - GV cho các nhóm thảo luận và thực hiện yêu cầu của GV: + Học sinh vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK, thảo luận và đưa ra các câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm xung phong trả lời lần lượt từng câu hỏi của GV. - GV mời các nhóm khác nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của nhóm trước đó. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo. | III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào. - Tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập nhưng thống nhất trong hoạt động sống của sinh vật. - Thông quá quá trình tổng hợp, sinh vật tạo ra các hợp chất phức tạp để xây dựng tế bào và dự trữ năng lượng. Quá trình tổng hợp cần có các nguyên liệu phù hợp và tiêu tốn năng lượng. Ngược lại, quá trình phân giải cung cấp năng ượng và nguyên liệu phù hợp cho quá trình tổng hợp. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Củng cố và ôn tập kiến thức về tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập luyện tập SGK.
- HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học.
Câu 1: Trình tự nào dưới đây phản ánh đúng quá trình hô hấp tế bào?
A. Đường phân → Chuỗi truyền điện tử → Chu trình Krebs.
B. Chuỗi truyền điện tử → Đường phân → Chu trình Krebs.
C. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền điện tử.
D. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền điện tử.
Câu 2: Quá trình hình thành hợp chất phức tạp từ những chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng là gọi là
A. tổng hợp.
B. hô hấp tế bào.
C. tích lũy năng lượng.
D. lên men.
Câu 3: Quá trình đường phân xảy ra ở
A. màng ti thể.
B. nhân tế bào.
C. tế bào chất.
D. màng thylakoid.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây về quá trình quang hợp là đúng?
A. Pha sáng xảy ra ở chất nền lục lạp.
B. Pha tối xảy ra ở màng thylakoid.
C. Pha sáng xảy ra ở màng kép của lục lạp.
D. Pha tối xảy ra ở chất nền của lục lạp.
Câu 5: Quang khử là quá trình xảy ra ở nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Nấm.
B. Động vật.
C. Một số vi khuẩn màu lục và màu tía.
D. Một số vi khuẩn hóa tổng hợp.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời và các ý kiến thảo luận của HS.
- Phiếu trả lời trắc nghiệm của HS.
Câu trả lời cho các câu hỏi:
Đáp án: 1D, 2A, 3C, 4D, 5C.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS làm việc theo nhóm, giải quyết các bài tập sau:
1. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa quang tổng hợp và hóa tổng hợp.
2. Giải thích vì sao khi muối chua rau quả người ta thường đổ ngập nước và đậy kín?
- GV phát phiếu câu hỏi trắc nghiệm cho HS.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập và câu hỏi trắc nghiệm.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV thu lại phiếu bài tập của HS và chấm điểm
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, tuyên dương nhóm chiến thắng và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức bài phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn.
b) Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS vận dụng kiến thức bài học để tìm hiểu một số vấn đề sau:
1. Tìm hiểu những biện pháp tác động để tăng hiệu quả của quá trình quang hợp ở cây trồng.
2. Tại sao khi tập thể dục hoặc lao động nặng thì chúng ta lại thở mạnh?
3. Giải thích vì sao khi muối chua rau quả, người ta thường đổ ngập nước và đậy kín.
c) Sản phẩm học tập:
- Các câu trả lời của HS:
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS vận dụng kiến thức bài học để trả lời câu hỏi.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS về nhà tìm hiểu và hoàn thiện câu trả lời vào vở bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu một số HS trình bày câu trả lời vào đầu tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 12: Thông tin tế bào.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp? Vai trò của quá trình quang hợp? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Câu 2. Phân biệt pha sáng và chu trình Calvin bằng cách hoàn thành bảng sau:
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
| Đường phân | Chu trình Crep | Chuỗi truyền electron hô hấp |
Vị trí | |||
Nguyên liệu | |||
Sản phẩm | |||
Số ATP | |||
Tổng số ATP | |||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
| Lên men rượu | Lên men lactazo |
Điều kiện | ||
Vị trí | ||
Nguyên liệu | ||
Số ATP | ||
Sản phẩm | ||
Chất nhận electron |