Giáo án Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân Sinh học 10 Cánh diều


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 13: CHU KỲ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Nêu được khái niệm chu kì tế bào. Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.

- Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào.

- Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư. Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư.

1.2 Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết xây dựng kế hoạch và tìm kiểm thông tin để thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công và thực hiện các nhiệm vụ trong nhóm học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo trong cách viết và cách trình bày bài tuyên truyền phòng tránh ung thư.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi tham gia học tập theo kĩ thuật KWL, nhóm.

3. Phẩm chất:

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Video thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=mT_ftf16y6c

https://www.youtube.com/watch?v=HA4__SCKOMM

- Video về nguyên phân: https://www.youtube.com/watch?v=59wmHUYDS50

- Một số hình ảnh về bệnh ung thư.

- Hình ảnh về: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.

2. Học sinh:

- Bài cũ ở nhà.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú, kích thích HS tìm hiểu kiến thức mới.

b. Nội dung

- GV trình chiếu video thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=mT_ftf16y6c

Bảng KWL về bệnh ung thư

K

W

L

- Học sinh xem đoạn phim và hoạt động nhóm để điền các thông tin vào “Bảng KWL về bệnh ung thư” (Thời gian 5 phút)

c. Sản phẩm

- Nội dung Bảng KWL về bệnh ung thư” (dự kiến):

Bảng KWL về bệnh ung thư

K

W

L

- Một số bệnh ung thư: phổi, gan, vú...

- Biểu hiện bệnh nhân mắc ung thư: sút cân

- Bệnh do trong cơ thể hình thành khối u

- Phương pháp điều trị bệnh hóa trị, xạ trị..

- Nguyên nhân

- Cơ chế gây bệnh

- Biện pháp phòng ngừa...

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu video thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=mT_ftf16y6c

- Học sinh xem đoạn phim và hoạt động nhóm để điền các thông tin vào “Bảng KWL về bệnh ung thư” (Thời gian 5 phút).

Bảng KWL về bệnh ung thư

K

W

L

+ Những điều đã biết về bệnh ung thư vào cột K của bảng.

+ Những điều muốn biết về bệnh ung thư vào cột W của bảng.

+ Những điều đã học về bệnh ung thư vào cột L của bảng (Cột này học sinh sẽ tự hoàn thiện sau khi học xong chủ đề).

- Học sinh treo “Bảng KWL về bệnh ung thư” của nhóm lên vị trí giáo viên yêu cầu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh xem video.

- Học sinh vận dụng kiến thức thực tế đã biết kết hợp thảo luận nhóm học tập để viết các nội dung đã biết vào cột K của bảng và các nội dung muốn tìm hiểu về bệnh ung thư trong cột W của bảng.

- Treo sản phẩm học tập lên vị trí giáo viên yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận

- HS treo sản phẩm.

- Quan sát và so sánh giữa các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài học.

- Các câu trả lời của HS vào bảng KWL.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về chu kì tế bào

a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm chu kì tế bào.

- Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.

b. Nội dung:

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, videovà nghiên cứu kiến thức SGK mục I, II để hoàn thành các nhiệm vụ theo nhóm cặp đôi.

Nhóm

Bài tập

Nội dung

1

1

- Quan sát hình ảnh về chu kì tế bào kết hợp kiến thức về chu kì tế bào SGK.

- Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi về chu kì tế bào vào bảng phụ.

- Treo vào vị trí giáo viên yêu cầu.

- Cử đại diện trình bày.

- Chu kỳ tế bào là gì? Gồm những pha nào? Đặc điểm của mỗi pha là gì?

- Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thì 1 NST gồm 2 chromatid giống hệt nhau?

2

2

- Nghiên cứu nội dung SGK kết hợp quan sát hình:

+ Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi về chu kì tế bào vào bảng phụ.

+ Treo vào vị trí giáo viên yêu cầu.

+ Cử đại diện trình bày.

- Có những điểm kiểm soát nào trong chu kì tế bào? Vai trò của chúng là gì?

- Điều gì xảy ra khi tế bào không vượt qua được điểm kiểm soát G1?

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ học tập như ở phần Nội dung, tìm hiểu thông tin về chu kỳ tế bào SGK sau đó tóm tắt lại các ý chính để trả lời:

+ Chu kỳ tế bào là gì? Gồm những pha nào? Đặc điểm của mỗi pha là gì?

+ Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thì 1 NST gồm 2 chromatid giống hệt nhau?

+ Có những điểm kiểm soát nào trong chu kì tế bào? Vai trò của chúng là gì?

+ Điều gì xảy ra khi tế bào không vượt qua được điểm kiểm soát G1?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập.

Bươc 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung chu kỳ tế bào.

I. Chu kỳ tế bào

- Chu kỳ tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào pân chia thành tế bào mới.

- Chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn:

+ Kỳ trung gian: có 3 pha G1 – chuẩn bị nhân đôi DNA, pha S – nhân đôi DNA và NST, pha G2 – chuẩn bị phân bào.

+ Pha phân bào: gồm 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân

a. Mục tiêu:

- Dựa vào cơ chế phân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào.

b. Nội dung:

- GV chia lớp thành 2 nhóm như ở hoạt động 2.1, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, videovà nghiên cứu kiến thức SGK mục I, II để hoàn thành các nhiệm vụ theo nhóm.

Nhóm

Bài tập

Nội dung

1

1

- Quan sát hình ảnh về các kì của quá trình nguyên phân kết hợp kiến thức về quá trình nguyên phân trong SGK.

  • Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi về quá trình nguyên phân vào bảng phụ

- Treo vào vị trí giáo viên yêu cầu.

- Cử đại diện trình bày.

- Sinh sản của tế bào là gì? Gồm những giai đoạn nào?

- Đặc điểm của các kỳ trong pha phân chia nhân là gì?

- Kết quả của quá trình nguyên phân.

2

2

- GV yêu cầu HS quan sát hình về phân chia tế bào chất và 13.4 trong SGK và trả lời lệnh của SGK về ý nghĩa của nguyên phân.

  • Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi về quá trình nguyên phân vào bảng phụ.
  • Treo vào vị trí giáo viên yêu cầu.

- Cử đại diện trình bày.

- Điểm khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật.

- Ý nghĩa của quá trình nguyên

phân.

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát video nguyên phân thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Sinh sản của tế bào là gì? Gồm những giai đoạn nào?

+ Đặc điểm của các kỳ trong pha phân chia nhân là gì?

+ Kết quả của quá trình nguyên phân.

+ Tại sao tế bào con sinh ra có bộ NST giống nhau và giống hệt tế bào mẹ?

- GV yêu cầu HS quan sát hình 13.4 trong SGk và trả lời lệnh của SGK về ý nghĩa của nguyên phân.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung kiến thức.

II. Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân

1. Khái niệm sinh sản của tế bào

- Sinh sản của tế bào là quá trình tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào qua phân bào và thay thế các tế bào chết.

2. Cơ chế sinh sản tế bào – Nguyên phân

Chu kỳ sinh sản của tế bào gồm: kỳ trung gian, nguyên phân, phân chia tế bào chất.

Kỳ đầu

  • NST kép bắt đầu co xoắn, màng nhân dần dần biến mất.
  • Thoi phân bào dần xuất hiện.

Kỳ giữa

- Các NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo và có hình dạng đặc trưng (hình chữ V).

- Thoi phân bào đính vào 2 phía tâm động của NST kép.

Kỳ sau

- Các nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của TB.

Kỳ cuối

  • NST đơn dần dãn xoắn, màng nhân xuất hiện.

Điểm khác nhau giữa phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và động vật là:

- Tế bào động vật: hình thành eo thắt từ ngoài vào trung tâm tế bào

- Tế bào thực vật: hình thành vách ngăn từ trung tâm tế bào ra ngoài

Ý nghĩa của quá trình nguyên phân

- Ở sinh vật đơn bào: là cơ chế sinh sản.

- Ở sinh vật nhân thực:

+ Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

+ Tái sinh các mô hay TB bị tổn thương.

- Ứng dụng nhân giống vô tính: giâm, chiết, ghép cành, nuôi cấy mô tế bào.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về ung thư và cách phòng tránh

a. Mục tiêu:

- Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư.

- Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam.

- Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư.

b. Nội dung:

- GV cho HS xem video về ung thư, kết hợp tìm hiểu thông tin SGK, ghi chép trả lời các câu hỏi:

+ Cở sở khoa học của bệnh ung thư là gì?

+ U lành tính khác u ác tính điểm nào?

+ Có những loại ung thư nào phổ biến ở người Việt Nam? Nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc và tử vong vì ung thư ở nước ta tăng nhanh là gì?

+ Nêu 1 số biện pháp phòng tránh ung thư.

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS xem video về ung thư, kết hợp tìm hiểu thông tin SGK, ghi chép trả lời các câu hỏi:

+ Cở sở khoa học của bệnh ung thư là gì?

+ U lành tính khác u ác tính điểm nào?

+ Có những loại ung thư nào phổ biến ở người Việt Nam? Nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc và tử vong vì ung thư ở nước ta tăng nhanh là gì?

+ Nêu 1 số biện pháp phòng tránh ung thư.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi hoàn thành các câu hỏi vào vở.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung kiến thức.

III. Ung thư và cách phòng tránh

- Khi chu kỳ tế bào mất kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn phân bào, có thể tạo ra khối u. Có 2 loại khối u:

U lành

U ác (ung thư)

Tế bào không lan rộng đến các vị trí khác trong cơ thể.

Có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân cận và các cơ quan xa.

- Phòng tránh ung thư:

+ Tránh tiếp xúc với các tác nahan gây ung thư.

+ Sử dụng thực phẩm an toàn.

+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

+ Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, thăm khám định kỳ để phát hiện sớm khối u.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu

- Củng cố các kiến thức đã học về chu kì tế bào và nguyên phân.

b. Nội dung

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chu kì tế bào và nguyên phân.

Câu 1: Các NST co xoắn tối đa và nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào là đặc điểm của kì nào dưới đây?

A. Trung gian.

B. Đầu.

C. Giữa.

D. Sau.

Câu 2: Hãy quan sát hình ảnh, xác định giai đoạn của quá trình nguyên phân?

05

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Câu 3: Có 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần liên tiếp thì số tế bào con là bao nhiêu?

A. 6.

B. 8.

C. 12.

D. 16.

Câu 4: Bào quan tham gia vào việc hình thành thoi phân bào?

A. Trung thể .

B. Ti thể.

C. Không bào.

D. Bộ máy Golgi.

Câu 5: Những kì nào trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép?

A. Trung gian, đầu và cuối.

B. Đầu, giữa và cuối.

C. Trung gian, đầu và giữa.

D. Đầu, giữa, sau và cuối.

c) Sản phẩm học tập:

- Đáp án câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: C; Câu 2: C; Câu 3: B; Câu 4: A; Câu 5: C;

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu câu hỏi, yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc và suy nghĩ câu trả lời.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận:

- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi.

- Các HS khác lắng nghe và phản biện (Nếu có).

Bước 4: Kết luận – Nhận định:

- GV nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả giải bài tập của HS, chính xác hóa kiến thức.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- Vận dụng được kiến thức về chu kì tế bào và nguyên phân để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn về bệnh ung thư.

- Thiết kế được poster hoặc áp phích để tuyên truyền cách phòng tránh bệnh ung thư.

b. Nội dung

- GV giao nhiệm vụ về nhà, HS vận dụng kiến thức bài học, tìm kiếm thông tin, để thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y nhưng khoa học phát triển đã mở ra nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả. Em hãy tìm hiểu những biện pháp đó.

2. Thiết kế poster hoặc áp phích để tuyên truyền cách phòng tránh bệnh ung thư.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của HS.

- Poster hoặc áp phích để tuyên truyền cách phòng tránh bệnh ung thư.

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ về nhà, HS vận dụng kiến thức bài học, tìm kiếm thông tin, để thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y nhưng khoa học phát triển đã mở ra nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả. Em hãy tìm hiểu những biện pháp đó.

2. Thiết kế poster hoặc áp phích để tuyên truyền cách phòng tránh bệnh ung thư.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS về nhà tìm hiểu thông tin và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận:

- GV mời đại diện HS trình bày sản phẩm vào đầu tiết học sau.

Bước 4: Kết luận – Nhận định:

- GV nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả giải bài tập của HS.

- GV nhận xét sản phẩm thực hiên của HS.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 14: Giảm phân.

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

THANG ĐO ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

(Dùng đánh giá chéo sản phẩm giữa các nhóm- Gv đánh giá)

STT

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Nhóm được đánh giá

GV đánh giá

Điểm TB

1

2

3

4

1

Trình bày trên bảng phụ rõ ràng, sinh động, đẹp

2

2.

Nội dung đầy đủ, chính xác

2

3

Báo cáo to, rõ ràng, chính xác và đầy đủ

2

4

Trả lời các câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu và chính xác

2

5

Các thành viên trong nhóm hoạt động tích cực, chủ động

2

TỔNG ĐIỂM

Danh mục: Giáo án