Giáo án Bài 12: Thông tin giữa các tế bào Sinh học 10 Cánh diều


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 12: THÔNG TIN TẾ BÀO

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào.

- Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình:

+ Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng;

+ Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào;

+ Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động của tế bào.

1.2 Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm thông tin giữa các tế bào.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các giai đoạn trong quá trình truyền tin giữa các tế bào.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về khái niệm và quá trình truyền tin trong tế bào.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận về các giai đoạn trong quá trình truyền tin giữa các tế bào.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Hình ảnh về:

+ Tế bào nấm men thông tin và kết cặp trong sinh sản.

+ Quá trình truyền tin cận tiết và nội tiết.

+ Các giai đoạn của quá trình truyền tin giữa các tế bào.

+ Thụ thể đặc hiệu giúp tế bào đích tiếp nhận tín hiệu.

+ Quá trình truyền thông tin qua thụ thể bên trong tế bào.

- Các phiếu học tập.

- Đoạn video https://vnexpress.net/meo-rinh-bat-chuot-chuyen-nghiep-khien-nguoi-xem-te-ngua-3980474.html có thể thay thế bằng H12.1

2. Học sinh

- Sách giáo khoa.

- Đáp án phiếu học tập theo nhóm.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Học sinh xác định được có tồn tại quá trình tiếp nhận và truyền tin giữa các tế bào trong cơ thể.

- Tạo tâm thế hứng thú để bắt đầu tìm hiểu kiến thức mới.

b) Nội dung:

- Học sinh xem video quá trình “mèo rình chuột”; hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên để nhận biết sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan trong cơ thể để trả lời kích thích của môi trường.

c) Sản phẩm:

- Mèo nhận biết sự có mặt của chuột qua giác quan (mắt, mũi, tai, râu)

- Truyền thông tin đến não để xử lí → đưa ra cách giải quyết: một loạt các hành động phối hợp nhịp nhàng → kết quả: bắt được chuột.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động thầy - trò

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên chiếu video, học sinh theo dõi.

- GV yêu cầu học sinh xem video, trả lời câu hỏi?

+ Những bộ phận nào trên cơ thể của Mèo giúp nó nhận biết sự tồn tại của Chuột?

+ Những thông tin của Chuột được truyền qua các cơ quan nào của Mèo? Mục đích cuối cùng là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Cá nhân học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.

- GV gợi ý nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên gọi một số học sinh lên trả lời câu hỏi và nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và kết luận.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cơ thể các hệ cơ quan hoạt động một cách thống nhất nhằm trả lời những kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. Sự thống nhất đó được đảm bảo nhờ các thông tin được truyền tuần tự qua các tế bào nhất định? Vậy quá trình truyền tin diễn ra như thế nào? Yếu tố nào đảm bảo các thông tin được lan truyền một cách chính xác?

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài hôm nay!

- Các câu trả lời của HS.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm thông tin giữa các tế bào

a) Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm về thông tin giữa các tế bào; các thành phần tham gia vào quá trình truyền tin; các kiểu truyền tin giữa các tế bào trong cơ thể.

b) Nội dung:

- HS nghiên hoạt động cặp đôi: nghiên cứu SGK trang 76 trả lời câu hỏi thảo luận trong SGK từ đó khái quát thành khái niệm thông tin giữa các tế bào và các thành phần tham gia vào quá trình truyền tin.

- HS tiếp tục hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1 về các kiểu truyền tin giữa các tế bào (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

- Đáp án phiếu học tập số 1.

I. Khái niệm về thông tin giữa các tế bào

- Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

- Các thành phần tham gia:

Tế bào tiết → phân tử tín hiệu → tế bào đích

Thường là chất hóa học

- Có hai kiểu thông tin giữa các tế bào:

Truyền tin cận tiết

Truyền tin nội tiết

- Phạm vi gần

- Phạm vi xa

- Trực tiếp qua cầu sinh chất (tế bào thực vật) hoặc mối nối (tế bào động vật)

- Gián tiếp qua mạch máu

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên – học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin để trả lời những câu hỏi SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS hoạt động cặp đôi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện các nhóm báo cáo theo bốc thăm ngẫu nhiên từ bộ bài.

- Các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

Bước 4: Nhận định và kết luận:

- GV chốt lại kiến thức cốt lõi, nhấn mạnh vai trò của quá trình truyền tin với sự hoạt động thống nhất của cơ thể. Đặc biệt là tính chính xác của quá trình truyền tin nhờ các thụ thể đặc hiệu với phân tử tín hiệu.

I. Khái niệm về thông tin giữa các tế bào

- Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

- Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô có thể trao đổi chất với nhau qua kết nối trực tiếp.

- Các tế bào thông tin với nhau chủ yếu là bằng các tín hiệu hóa học. Các tín hiệu hóa học là các phân tử được tổng hợp tại một số tế bào nhất định, được tiết vào khoang giữa các tế bào và truyền đến các tế bào xung quanh hoặc tế bào ở xa.

- Có 2 kiểu truyền tin phổ biến giữa các tế bào: truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về quá trình truyền tin giữa các tế bào

a) Mục tiêu:

- Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình:

+ Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng;

+ Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào;

+ Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động của tế bào.

b) Nội dung:

- GV chia lớp thành 4 nhóm theo tổ; HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

- Các nhóm nhận xét và chấm điểm chéo.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS trên phiếu học tập số 2.

Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào

Gồm 3 giai đoạn:

Tiếp nhận → phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể làm hoạt hóa thụ thể

Truyền tin nội bào → tín hiệu được truyền từ thụ thể đến các phân tử đích trong tế bào

Đáp ứng → Tăng cường hay giảm bớt phiên mã, dịch mã hoặc điều khiển hoạt động của tế bào

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên – học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin để trả lời những câu hỏi SGK và hoàn thành phiếu học tập số 2.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.

- GV quan sát và hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Từng nhóm báo cáo kết quả bài làm của nhóm mình và nhận xét của nhóm khác lên bảng.

- Các nhóm luân chuyển sản phẩm để nhận xét chéo: Nhóm 2 nhận xét của nhóm 1, nhóm 3 nhận xét của nhóm 2, nhóm 4 nhận xét của nhóm 3, nhóm 1 nhận xét của nhóm 4.

Bước 4: Nhận định và kết luận:

- GV nhận xét bài làm của từng nhóm và chốt lại kiến thức.

II. Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào

1. Tiếp nhận

- Các phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể.

- Có 2 loại thụ thể: thụ thể bên trong tế bào và thụ thể màng.

2. Truyền tin nội bào

- Là quá trình tín hiệu hóa học được truyền trong tế bào thông qua sự tương tác giữa các phân tử dẫn đến đáp ứng tế bào.

- Khi thụ thể được hoạt hóa sẽ hoạt hóa các phân tử nhất định trong tế bào.

- Sự hoạt hóa các phân tử trong tế bào diễn ra theo thứ tự, từ phân tử này đến phân tử kia.

3. Đáp ứng

- Sự truyền tin nội bào dẫn đến kết quả là những thay đổi trong tế bào dưới nhiều dạng khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất,…

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- HS hệ thống hóa được kiến thức bài học.

- Ôn tập được kiến thức bài học bằng cách trả lời câu hỏi.

b) Nội dung:

- GV nêu câu hỏi, HS hoạt động cá nhân trong 3 phút và lên bảng trả lời.

1. Thụ thể là gì? Có những loại thụ thể nào?

2. Tín hiệu từ bên ngoài truyền đến tế bào được chuyển đổi như thế nào?

c) Sản phẩm:

1. Thụ thể là cấu trúc nằm trên màng tế bào, có bản chất là protein; có cấu trúc không gian tương ứng với cấu trúc của phân tử tín hiệu; khi bị hoạt hóa có thể làm thay đổi các phân tử thông tin nội bào.

2. Khi thụ thể tiếp nhận thông tin sẽ gây ra những biến đổi trong tế bào:

- Hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào (protein, enzyme,…) 🡪 điều hòa hoạt động của tế bào.

- Đi vào nhân và tác động đến ADN và hoạt hóa sự phiên mã của 1 gen nhất định.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:

- GV nêu câu hỏi

1. Thụ thể là gì? Có những loại thụ thể nào?

2. Tín hiệu từ bên ngoài truyền đến tế bào được chuyển đổi như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- GV mời 2 HS lên bảng trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận định và kết luận:

- GV nhận xét bà1 làm của HS và kết luận.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

- HS phân tích được vai trò và quá trình biến đổi trong điều hòa lượng glucose trong máu.

b) Nội dung:

- HS nghiên cứu H12.7 và trả lời những câu hỏi SGK:

Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tụy tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hóa thức ăn. Một quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào được thể hiện ở hình 12.7. Insulin kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.

Bệnh tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) dẫn đến triệu chứng điển hình là tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu.

Dựa vào các thông tin ở trên và hình 12.7, hãy:

- Nêu vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu.

- Nêu các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin.

- Nêu những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2.

Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tụy tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ

c) Sản phẩm:

- Vai trò của insulin: Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hóa thức ăn, insulin kích thích sự huy động các glucose vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.

- Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:

+ Giai đoạn 1 - Tiếp nhận: Hormone insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng ở bên ngoài tế bào dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể.

+ Giai đoạn 2 – Truyền tin nội bào: Khi thụ thể màng được hoạt hóa, sẽ hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào là túi mang protein vận chuyển glucose.

+ Giai đoạn 3 – Đáp ứng: Các túi mang protein vận chuyển glucose đến màng tế bào để vận chuyển glucose vào trong tế bào, làm giảm lượng glucose trong máu.

- Những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2: Bệnh nhân tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc các phân tử truyền tin nội bào không hoạt động dẫn đến ít hoặc không kích thích được các túi mang protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào. Do đó, glucose trong máu không được vận chuyển vào trong tế bào khiến làm tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- GV mời 2 HS lên bảng trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận định và kết luận:

- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân.

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Phiếu học tập số 1

Tên

kiểu truyền tin là gì?

……………..

………………….

Hình ảnh

Bài 12. Thông tin giữa các tế bào trang 76, 77, 78, 80 Sinh 10 - Cánh diều | SGK Sinh 10 - Cánh diều

Bài 12. Thông tin giữa các tế bào trang 76, 77, 78, 80 Sinh 10 - Cánh diều | SGK Sinh 10 - Cánh diều

Phạm vi giữa tế bào tiết và tế bào đích?

Cách thức truyền tin?

Phiếu học tập số 2

1. Gọi tên các giai đoạn của quá trình truyền tin giữa các tế bào?

2. Sắp xếp diễn biến của quá trình truyền tin theo thứ tự đúng và xếp vào từng giai đoạn của quá trình truyền tin giữa các tế bào?

(a) Hoạt hóa thụ thể

(b) Liên kết giữa tín hiệu và thụ thể

(c) Làm thay đổi quá trình phiên mã, dịch mã hoặc điều hòa hoạt động của tế bào.

(d) Hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào tế bào

(e) Tác động đến ADN và hoạt hóa sự phiên mã của gen nhất định.

Danh mục: Giáo án