Tốc độ phản ứng

Bài viết trình bày khái niệm và biểu thức tính tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

I. KHÁI NIỆM:

- Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

- Công thức tính tốc độ trung bình $(\overline{v})$ của phản ứng:

+ Theo chất tham gia phản ứng: $\overline{v}\,\,=\,\,\frac{-\Delta C}{\Delta t}\,\,=\,\,\frac{{{C}_{1}}\,-\,\,{{C}_{2}}}{{{t}_{2}}\,-\,\,{{t}_{1}}}\,\,mol/(l.s)$

+ Theo chất sản phẩm: $\overline{v}\,\,=\,\,\frac{\Delta C}{\Delta t}\,\,=\,\,\frac{{{C}_{2}}\,-\,\,{{C}_{1}}}{{{t}_{2}}\,-\,\,{{t}_{1}}}\,\,mol/(l.s)$

- Biểu thức tính tốc độ phản ứng : aA + bB  → cC

v = k[A]a.[B]b

Với k: hằng số tốc độ của phản ứng

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

- Nồng độ: nếu tăng nồng độ thì tốc độ phản ứng tăng.

Ví dụ: khi đun bếp bằng củi, nếu làm thoáng bếp thì lượng khí oxi vào sẽ nhiều (nồng độ oxi tăng) do đó lửa sẽ cháy to hơn.

- Áp suất: (áp dụng với những phản ứng có chất khí tham gia) nếu tăng áp suất thì tốc độ phản ứng tăng.

Ví dụ: nấu thức ăn trong nồi áp suất, thức ăn chín nhanh hơn khi nấu ở nồi thường.

- Nhiệt độ: nếu tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng.

${{v}_{{{t}_{2}}}}=\,\,{{v}_{{{t}_{1}}}}.{{k}^{\frac{{{t}_{2}}-{{t}_{1}}}{10}}}$

với : ${{v}_{{{t}_{1}}}},{{v}_{{{t}_{2}}}}$ : tốc độ phản ứng ở nhiệt độ t1, t2

  k : hằng số tốc độ của phản ứng

- Chất xúc tác: một số chất xúc tác có khả năng làm tăng tốc độ phản ứng.

Ví dụ: Xét phản ứng:  2H2O2 → 2H2O + O2

Nếu thêm chất xúc tác MnO2 vào phản ứng → bọt oxi sẽ thoát ra nhanh hơn.

- Diện tích tiếp xúc: nếu tăng diện tích tiếp xúc thì tốc độ phản ứng tăng.

Ví dụ: chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than để đốt sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc của củi, than. Do đó bếp cháy to hơn.

Ví dụ: Xét các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng tổng hợp amoniac:

N2 (k) + 3H2 (k)  $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ 2NH3 (k)

+ Nồng độ: nếu tăng nồng độ của N2 hoặc H2 thì tốc độ phản ứng tăng.

+ Áp suất: nếu tăng áp suất chung của hệ thì tốc độ phản ứng tăng.

+ Chất xúc tác: nếu thêm chất xúc tác thì tốc độ phản ứng tăng.

+ Nhiệt độ: khi tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng.

Câu hỏi trong bài