Sự biến đổi tính chất các nguyên tố hóa học

Bài viết trình bày sự biến đổi tính kim loại, phi kim, hóa trị của các nguyên tố, sự biến đổi tính axit - bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng và định luật tuần hoàn

I. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Tính kim loại, tính phi kim

- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương. Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhường electron, tính kim loại của nguyên tố đó càng mạnh.

- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm. Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhận electron, tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh.

2. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

- Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.

Giải thích: trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải) thì độ âm điện tăng dần đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần => khả năng nhường electron giảm, khả năng nhận electron tăng

=> tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.

- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trên xuống dưới) thì độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh => khả năng nhường electron tăng, khả năng nhận electron giảm

=> tính kim loại tăng, nên tính phi kim giảm.

II. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ

- Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7, còn hóa trị với hiđro của các phi kim giảm từ 4 đến 1.

 

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

Oxit cao nhất

R2O

RO

R2O3

RO2

R2O5

RO3

R2O7

Hợp chất với hiđro

RH

RH2

RH3

RH4

RH3

RH2

RH

Nhận xétHóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro của các phi kim biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH AXIT – BAZƠ CỦA OXIT VÀ HIĐROXIT TƯƠNG ỨNG

- Tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố ở chu kì 3

Na2O

MgO

Al2O3

SiO2

P2O5

SO3

Cl2O7

Oxit bazơ

Oxit bazơ

Oxit lưỡng tính

Oxit axit

Oxit axit

Oxit axit

Oxit axit

NaOH

Mg(OH)2

Al(OH)3

H2SiO3

H3PO4

H2SO4

HClO4

Bazơ mạnh

Bazơ yếu

Hiđroxit lưỡng tính

Axit yếu

Axit trung bình

Axit mạnh

Axit rất mạnh

- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

- Trong một nhóm  A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.

Nhận xét: Tính axit - bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

IV. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

* Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Câu hỏi trong bài