I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ
- Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ nguyên tử.
- Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, hầu hết được tạo bởi các hạt proton và nơtron (trừ nguyên tử 1H trong hạt nhân không có nơtron).
- Vỏ nguyên tử gồm các electron (e) chuyển động rất nhanh.
|
Hạt nhân |
Vỏ nguyên tử |
|
Proton (p) |
Nơtron (n) |
Electron (e) |
|
Khối lượng (m) |
1,6726.10-27 kg = 1u |
1,6748.10-27 kg = 1u |
9,1094.10-31 kg = 0,00055u |
Điện tích (q) |
1,602.10-19 C = 1+ |
0 |
– 1,602.10-19 C = 1– |
II. KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ
- Nguyên tử các nguyên tố có kích thước vô cùng nhỏ.
- Đơn vị biểu diễn $\overset{o}{\mathop{A}}\,$ (angstron) hay nm (nanomet)
1 nm = 10-9 m; 1 nm = 10$\overset{o}{\mathop{A}}\,$
1$\overset{o}{\mathop{A}}\,$ = 10-10 m = 10-8 cm
- Vì khối lượng của electron rất nhỏ bé (0,00055u) so với khối lượng của proton và nơtron (1u) do đó một cách gần đúng có thể coi khối lượng của nguyên tử là khối lượng của hạt nhân.
1u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12
1 u = 1,6605.10-27 kg
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HẠT TRONG NGUYÊN TỬ
- Vì nguyên tử trung hòa về điện nên ∑nđiện tích (+) = ∑nđiện tích (-) mà nơtron không mang điện => số p = số e
- Đối với ion:
Cation$\left( {{X}^{n+}} \right)$ $\xleftarrow{-n\,e}$ Nguyên tử $\left( X \right)$$\xrightarrow{+m\,e}$ Anion $\left( {{X}^{m-}} \right)$
(mion \(\approx \) mnguyên tử vì bỏ qua me)
Điều kiện bền của nguyên tử: số p ≤ số n ≤ 1,5.số p (các nguyên tố không bền là những chất phóng xạ có p < 82)
IV. CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG
1. Điện tích hạt nhân và số hiệu nguyên tử
- Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích hạt nhân bằng Z+
Ví dụ: trong nguyên tử K có Z = 19+ => trong nguyên tử K có 19p và 19e
- Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số hiệu nguyên tử = số electron (e) = số proton (p)
Lưu ý: phân biệt số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) và điện tích hạt nhân (Z+)
2. Số khối
- Là tổng số hạt proton và nơtron của hạt nhân đó: A = Z + N
Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử O có 8p và 8n => A = 8 + 8 = 16
* Phương pháp giải bài tập tìm số hạt:
+ Số hạt mang điện là p và e, số hạt không mang điện là n
+ Số khối A = p + n
+ Tổng số hạt của nguyên tử: X = p + n + e, trong đó p = e nên X = 2p + n
+ Lập hệ phương trình liên quan đến p và n (vì p = e nên sẽ bớt ẩn) và giải hệ
+ Một số bài cần sử dụng điều kiện bền để xét ẩn: p ≤ n ≤ 1,5.p