Ôn tập chương liên kết hóa học

* Liên kết ion: Hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

* Liên kết cộng hóa trị: Hình thành do một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa 2 nguyên tử

+ Liên kết cộng hóa trị không cực

+ Liên kết cộng hóa trị có cực

+ Liên kết cho – nhận

1. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị:

- Giống nhau: Nguyên nhân hình thành liên kết: các nguyên tử liên kết với nhau để đạt được cấu hình e bền vững của khí hiếm

- Khác nhau: về bản chất liên kết và điều kiện liên kết

  Liên kết ion 

Liên kết cộng hóa trị

Khái niệm

Hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

Hình thành do một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa 2 nguyên tử

Điều kiện liên kết

Xảy ra giữa các nguyên tố khác hẳn nhau về bản chất hóa học (thường là giữa một kim loại điển hình và một phi kim điển hình)

Xảy ra giữa 2 nguyên tử giống nhau về bản chất hóa học (thường là giữa các nguyên tố phi kim)

 

2. Dựa trên hiệu độ âm điện xác định loại liên kết hóa học:

Hiệu độ âm điện (∆x)

Loại liên kết

0 ≤ ∆x < 0,4

Cộng hóa trị không cực

0,4 ≤ ∆x < 1,7

Cộng hóa trị có cực

≥ 1,7

Ion

=> Trị tuyệt đối giá trị hiệu âm điện càng lớn thì liên kết càng phân cực (hay liên kết ion có độ phân cực lớn nhất, liên kết cộng hóa trị không phân cực có độ phân cực nhỏ nhất)

 3. Hóa trị

 

Điện hóa trị

Cộng hóa trị

Khái niệm

- Là hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion

 

- Là hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị

 

 

Cách xác định

- Tính bằng điện tích ion đó

- Các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA (kim loại) dễ dàng cho đi 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng nên có điện hóa trị là 1+, 2+, 3+.

- Các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA (phi kim) dễ dàng nhận thêm 3, 2, 1 e ở lớp ngoài cùng nên có điện hóa trị là 3-, 2-, 1-.

- Tính bằng số liên kết mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử

(cộng hóa trị = số liên kết CHT)

 

Quy ước

- Ghi giá trị của điện tích trước, dấu của điện tích sau

Chỉ ghi số, không có dấu

 

4. Số oxi hóa và quy tắc xác định số oxi hóa

* Khái niệm: Số oxi hóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích nguyên tử của nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.

* Cách ghi: số oxi hóa được đặt phía trên kí hiệu của nguyên tố. Ghi dấu trước, số sau.

Ví dụ:  

Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tố trong các đơn chất bằng không

Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0

Quy tắc 3: Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.

Quy tắc 4: Trong hầu hết hợp chất, số oxi hóa của H là +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2,…). Số oxi hóa của O bằng -2 trừ trường hợp O2 và peoxit (H2O2, Na2O2,…)