Tập đọc: Cảnh đẹp non sông

Tập đọc: Cảnh đẹp non sông - ảnh 1

1. Nội dung 

Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của mọi miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương, đất nước thông qua các câu ca dao.

2. Giải nghĩa từ khó

- Đồng Đăng : thị trấn thuộc tỉnh Lạng Sơn.

- La đà : sà xuống thấp với dáng vẻ nhẹ nhàng lả lướt.

- Canh gà : tiếng gà gáy lúc trời sắp sáng.

- Nhịp chày Yên Thái : tiếng chày giã vỏ cây dó để làm giấy ở làng Yên Thái.

-Tây Hồ : Tức là Hồ Tây, ở Hà Nội

- Xứ Nghệ : vùng Ngệ An, Hà Tĩnh nói chung.

- Hải Vân : thuộc ngọn đèo cao nằm giữa tỉnh Thừa Thiên- Huế và thành phố Đà Nẵng.

- Nhà Bè : sông chảy giữa tỉnh Đồng Nai Và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đồng Tháp Mười : vùng đất trũng rộng lớn thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp.

3. Phương pháp

- Đọc bài to và đọc đúng các từ khó : Kì Lừa, la đà, họa đồ, lóng lánh.

- Học thuộc lòng và hiểu được nội dung các câu ca dao.

- Trả lời câu hỏi ngắn gọn, rành mạch.

4. Trả lời câu hỏi

1) Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào ?

Sáu câu ca dao nhắc đến cảnh đẹp của cả ba vùng Bắc - Trung – Nam.

2) Mỗi vùng có cảnh gì đẹp ?

- Cảnh đẹp của Lạng Sơn là phố Kì Lừa và động Tam Thanh (trong động có chùa), có tượng nàng Tô Thị bồng con trên đỉnh núi đá.

- Cảnh đẹp của Hà Nội là chùa Trấn Vũ và Hồ Tây.

- Cảnh đẹp của Nghệ An là non xanh nước biếc.

- Cảnh đẹp của Hải Vân là đèo cao, với Hòn Hồng giáp liền với biển.

- Cảnh đẹp của vùng Sài Gòn, Gia Định – Đồng Nai là sông Nhà Bè.

- Cảnh đẹp của Đồng Tháp Mười ở miền Tây Nam Bộ là ruộng thẳng cánh cò bay và rất nhiều tôm cá.

3) Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ?

Chính nhân dân lao động Việt Nam đã từ mấy ngàn năm nay, luôn chiến đấu để giữ gìn Tổ quốc và dựng xây, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn.

4) Học thuộc lòng những câu ca dao trên.

Học thuộc lòng bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần và chép chính tả.