Chính tả: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

1. Nghe – viết :

Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

    Nhạc sĩ Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát “Tiến quân ca” trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài ca đã nhanh chóng được phổ biến trong cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca. Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn vẽ tranh và làm thơ.

? Tìm các từ được viết hoa trong bài chính tả.

Trả lời :

- Chữ đầu tiên trong tên bài : Người

- Tên riêng : Văn Cao, Tiến, Quốc, Việt Nam.

- Chữ đứng đầu câu : Nhạc, Ông, Bài, Không.

2. Điền vào chỗ trống :

a) l hay?

Buổi trưa …im dim

Nghìn con mắt …á

Bóng cũng …ằm im

Trong vườn êm ả.

                        Huy Cận

Trả lời :

Buổi trưa lim dim

Nghìn con mắt

Bóng cũng nằm im

Trong vườn êm ả.

b) ut hay uc ?

Con chim chiền chiện

Bay v…´ v…´ cao

Lòng đầy yêu mến

Kh…´ hát ngọt ngào.

                            Huy Cận

Trả lời :

Con chim chiền chiện

Bay vút vút cao

Lòng đầy yêu mến

Khúc hát ngọt ngào.

3. Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp sau :

a) nồi - lồi, lo - no

Gợi ý :

- Cơm được nấu bằng nồi đất ăn rất ngon.

- Mặt đường lồi lõm, đi lại rất khó.

- Bà lo cơn bão sẽ làm hỏng ruộng lúa chín.

- Đàn lợn con no căng bụng

b) trút - trúc, lụt - lục

- Thu sang, hàng cây trút hết lá vàng úa.

- Cây trúc soi nghiêng mái tóc xuống mặt ao.

- Cứ trời mưa to, đường phố lại ngập lụt.

- Bé lục thùng đồ chơi để tìm chiếc cần cẩu yêu thích.

Câu hỏi trong bài
Câu 1:

Vua Minh Mạng tới thăm vùng đất nào ?

Đối đáp với vua

1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Câu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu từ xưng là học trò mới ở quê ra chơi. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt nước lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau :

Nước trong leo lẻo cá đớp cá

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn :

Trời nắng chang chang người trói người

4. Vế đối vừa cứng cỏi, vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

- Minh Mạng (1791-1840) : vua thứ hai của triều Nguyễn.

- Cao Bá Quát (1809-1855): Nhà thơ nổi tiếng văn hay chữ tốt, có tài đối đáp.

- Ngự giá : (vua) ngồi xe hoặc ngồi kiệu đi các nơi.

- Xa giá : xe của vua

- Đối :

+ Thế văn cũ gồm 2 vế câu (hai câu) có số tiếng bằng nhau, đối chọi nhau về ý và lời.

+ làm vế đối lại.

- Tức cảnh: thấy cảnh mà có cảm xúc, liền nảy ra thơ văn.

- Chỉnh: theo đúng phép tắc chặt chẽ.