Phép trừ có số bị trừ là số tròn chục

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Kiến thức cần nhớ

1. Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số

2. Phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số

II. Dạng toán: Tính/ Đặt tính rồi tính

- Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Tính : Từ phải qua trái, lần lượt trừ hai số đơn vị, hai số chục (nếu có).

Lưu ý: Cần phải trả 1 đơn vị vào hàng chục khi mượn 1 chục từ hàng chục sang hàng đơn vị.

Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính:

50 – 5                                      70 – 29

Giải:

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{50}\\{\,\,\,5}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,45}\end{array}\)                                \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{70}\\{29}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\;41}\end{array}\)

Ví dụ 2: Mỗi chú ngựa kéo chiếc xe nào?

Giải:

Ta có:         

30 – 7 = 23;                           60 – 48 = 12;                  50 – 27 = 23;

50 – 5 – 45;                           50 – 28 = 12;                   80 – 35 = 45.

Vậy mỗi chú ngựa với chiếc xe kéo của mình được nối như sau:

III. Dạng toán: Tính giá trị biểu thức

Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ thì thực hiện lần lượt từ trái sang phải.

Ví dụ 1: Tính: 60 – 6 + 11.

Giải:

60 – 6 + 11 = 54 + 11 = 65.

Ví dụ 2: Tính: 90 – 34 – 22.

Giải:

90 – 34 – 22 = 56 – 22 = 34.

IV. Dạng toán: So sánh

- Tính giá trị hai vế (nếu cần) rồi so sánh kết quả với nhau.

- Cách so sánh các số có hai chữ số:

• Số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì lớn hơn.

• Nếu hai số có chữ số hàng chục bằng nhau thì so sánh chữ số hàng đơn vị, số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.

Ví dụ: Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm.

              60 – 12 ... 38

              90 – 33 ... 42 + 24

Giải:

              \(\underbrace {60 - 12}_{48}\;\;\,\, > \,\,\,\;38\)

              \(\,\underbrace {90 - 33}_{57}\;\;\;\, < \;\;\;\underbrace {42 + 24}_{66}\)

V. Dạng toán: Tìm chữ số bị che khuất trong mỗi phép tính

Ví dụ: Tìm chữ số thích hợp.

Giải:

VI. Dạng toán: Toán có lời văn

Phương pháp giải:

- Bước 1: Em tìm hiểu bài toán - Tóm tắt.

- Bước 2: Em tìm cách giải bài toán.

  Em chọn phép tính (cộng hoặc trừ) để giải bài toán.

- Bước 3: Em giải bài toán.

- Bước 4: Em kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Hà cân nặng 30 kg. Nga nhẹ hơn Hà 3 kg. Hỏi Nga cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Giải:

Tóm tắt

Hà: 30 kg

Nga nhẹ hơn Hà: 3 kg

Nga: ... kg?

Bài giải

Nga cân nặng số ki-lô-gam là:

30 – 3 = 27 (kg)

Đáp số: 27 kg.