I. Kiến thức cần nhớ
Cách thực hiện phép trừ có nhớ nhớ trong phạm vi 1000
- Đặt tính: các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị.
- Tính: thực hiện trừ lần lượt từ phải sang trái : đơn vị, chục, trăm.
- Chú ý: nên nhớ vào chữ số ở số trừ để tránh nhầm lẫn khi tính.
II. Dạng toán: Đặt tính rồi tính
Phương pháp
Bước 1: Đặt tính:
- Đặt tính theo cột dọc: số hạng thứ nhất, dấu cộng, số hạng thứ hai, dấu bằng (dấu gạch ngang)
- Khi đặt tính chú ý: các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đon vị.
- Chú ý: nên nhớ vào chữ số ở số trừ để tránh nhầm lẫn khi tính.
Bước 2: Tính:
- Thực hiện trừ lần lượt từ phải sang trái theo các hàng đơn vị, chục, trăm.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính:
a, 531 - 196
b, 538 - 45
Giải
III. Dạng toán: Bài toán có lời văn
Phương pháp
Bước 1: Đọc và phân tích đề
- Bài toán cho số đại lượng ban đầu, số đại lượng được cho, yêu cầu tính số đại lượng còn lại.
- Bài toán cho đại lượng, yêu cầu tính giá trị ít hơn đại lượng đã cho.
Bước 2: Tìm cách giải thích hợp.
Bài toán yêu cầu tính số đại lượng còn lại, bài toán tính giá trị ít hơn, ta thực hiện phép tính trừ
Bước 3: Trình bày lời giải
- Tóm tắt các đại lượng đề bài đã cho và yêu cầu của đề bài
- Bài giải: thực hiện ghi lời giải, phép tính và đáp số.
Bước 4: Kiểm tra lại kết quả và phần trình bày của mình.
Ví dụ: Mùa xoài năm nay, bà Ba thu hoạch được 965kg xoài, trong đó có 375kg xoài tượng, còn lại là xoài cát. Hỏi gia đình bà Ba đã thu hoạch bao nhiêu ki – lô – gam xoài cát?
Giải
Tóm tắt
Bà Ba thu hoạch được: 965 kg xoài
Xoài tượng: 375kg
Xoài cát:……..kg?
Bài giải
Gia đình bà Ba đã thu hoạch được số ki – lô – gam xoài cát là:
965 – 375 = 590 (kg)
Đáp số: 590kg.
IV. Dạng toán: Thực hiện phép tính và so sánh các số trong phạm vi 1000
Phương pháp
Bước 1: Thực hiện tính cộng trừ không nhớ, có nhớ trong phạm vi 1000
Bước 2: So sánh các kết quả đã tìm được và trả lời yêu cầu của bài.
Ví dụ 1: Điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống thích hợp.
a, 235 - 50 ………..150
b, 831 - 9………..820
c, 422 - 331………… 95
Giải
a, 235 - 50 = 185
Vì 185 > 150 nên 235 – 50 > 150
b, 831 – 9 = 822
Vì 822 > 820 nên 831 – 9 > 820
c, 422 – 331 = 91
Vì 91 < 95 nên 422 – 331 < 95.
V. Dạng toán: Hoàn thành dãy số cách đều
Phương pháp
Bước 1: Xác định dãy số cách đều bao nhiêu đơn vị
Bước 2: Thực hiện cộng hoặc trừ kết quả tìm được và hoàn thành dãy số.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
390 ; 375 ; 360 ; …………; 330; ………..; 300.
Giải
Ta có: 390 – 375 = 15 ; 375 – 360 = 15
Như vậy, dãy số trên là dãy số giảm dần cách đều 15 đơn vị; số đứng sau nhỏ hơn số đứng trước 15 đơn vị.
Chỗ trống thứ nhất: 360 – 15 = 345.
Chỗ trống thứ hai: 330 – 15 = 315.
Ta được dãy số: 390 ; 375 ; 360 ; 345 ; 330; 315 ; 300.
VI. Dạng toán: Tìm lỗi sai và sửa lại phép tính.
Phương pháp
Bước 1: Xác định lỗi sai của phép tính
- Kiểm tra cách đặt tính
- Kiểm tra kết quả tính
- Lỗi sai thường gặp khi đặt tính: đặt tính không thẳng hàng, tính toán sai
Bước 2: Sửa lại lỗi sai của phép tính đó
Lỗi đặt tính không thẳng hàng => đặt tính sao cho chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
Lỗi tính toán sai => sửa lại kết quả tính toán cho đúng.
Ví dụ: Tìm lỗi sai trong các phép tính sau và sửa lại cho đúng.
Giải
a, Phép tính đã bị đặt sai, các chữ số cùng một hàng không thẳng cột với nhau, dẫn đến khi thực hiện trừ bị sai.
Vậy 324 – 25 = 299
b, Đặt tính đúng, các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.
Sai khi tính toán: 1 không trừ được 9 lấy 11 trừ bằng 2, nhớ một vào số 6 , còn phép tính nhớ 1 vào số 4.
Vậy 241 – 62 = 179