I. Kiến thức cần nhớ
Đường gấp khúc MNPQ gồm ba đoạn thẳng: MN, NP, PQ.
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP và PQ.
3 cm + 5 cm + 2 cm = 10 cm.
II. Dạng toán: Kể tên các đường gấp khúc có trong mỗi hình vẽ
Đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc theo chiều nối các điểm từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.
Ví dụ: Kể tên các đường gấp khúc có trong mỗi hình vẽ sau:
Giải:
a) Đường gấp khúc ABC hoặc đường gấp khúc CBA.
b) Đường gấp khúc GHIK hoặc đường gấp khúcKIHG.
III. Dạng toán: Kể tên các đoạn thẳng có trong mỗi đường gấp khúc
Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa.
Ví dụ: Kể tên các đoạn thẳng có trong mỗi đường gấp khúc sau:
Giải:
a) Đường gấp khúc MNPQ gồm ba đoạn thẳng: MN, NP và PQ.
b) Đường gấp khúc HIK gồm hai đoạn thẳng: HI và IK.
c) Đường gấp khúc CDEGH gồm bốn đoạn thẳng: CD, DE, EG và GH.
IV. Dạng toán: Tính độ dài đường gấp khúc
Độ dài đường gấp khúc là tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.
Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC có AB = 14 cm, BC = 35 cm. Tính độ dài đường gấp khúc ABC.
Giải:
Độ dài đường gấp khúc ABC là:
14 + 35 = 49 (cm)
Ví dụ 2: Đường gấp khúc MNPQ có MN = 20 cm, NP = 30 cm, đoạn thẳng PQ hơn đoạn thẳng NP là 5 cm. Tính độ dài đường gấp khúc MNPQ.
Giải:
Độ dài đoạn thẳng PQ là:
30 + 5 = 35 (cm)
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
20 + 30 + 35 = 85 (cm)