Ki-lô-mét

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Kiến thức cần nhớ

• Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài (chẳng hạn, để đo quãng đường giữa hai tỉnh ta dùng đơn vị ki-lô-mét).

• Ki-lô-mét viết tắt là km.

• 1 km = 1000 m ;          1000 m = 1 km.

II. Dạng toán: Đọc các số đo có đơn vị là ki-lô-mét.

Để đọc các số đo đơn vị là ki-lô-mét ta đọc số trước, sau đó đọc tên đơn vị đo là “ki-lô-mét”.

Ví dụ:

a) 18 km được đọc là ...

b) 91 km được đọc là ...

Giải:

a) 18 km được đọc là mười tám ki-lô-mét.

b) 91 km được đọc là chín mươi mốt ki-lô-mét.

III. Dạng toán: Đổi các số đo độ dài từ đơn vị km sang đơn vị m hoặc từ đơn vị m sang đơn vị km

Áp dụng kiến thức: 1 km = 1000 m ;          1000 m = 1 km.

Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

1 km = ... m                           … km = 1 km      

Giải:

1 km = 1000 m                     1000 m = 1 km

IV. Dạng toán: Thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài

- Đổi các số về cùng một đơn vị đo.

- Thực hiện phép toán với các số và giữ nguyên đơn vị ở kết quả.

Ví dụ: Tính:

a) 6 km + 9 km

b) 26 km – 10 km

c) 40 km + 8 km – 27 km

Giải:

a) 6 km + 9 km = 15 km

b) 26 km – 10 km = 16 km

c) 40 km + 8 km – 27 km = 48 km – 27 km = 21 km

V. Dạng toán: So sánh các số đo độ dài

Đổi các số đo về cùng một đơn vị (nếu cần) rồi so sánh các số đo dựa vào kiến thức về so sánh số có hai, ba chữ số.

Ví dụ: Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm:

a) 27 km ... 19 km

b) 987 m ... 1 km

Giải:

a) 27 km > 19 km

b) 1m = 1000 m và 987 m < 1000 m.

    Vậy: 987 m < 1 km.

VI. Dạng toán: Giải toán có lời văn

- Đọc và phân tích đề bài.

- Tìm cách giải cho bài toán.

- Trình bày lời giải.

- Kiểm tra lại cách giải và kết quả của bài toán.

Ví dụ: Quãng đường từ Hà Nội đến Vinh dài 300 km. Quãng đường từ Hà Nội đến Lai Châu dài hơn quãng đường từ Hà Nội đến Vinh 150 km. Hỏi quãng đường từ Hà Nội đến Lai Châu dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Giải:

Quãng đường từ Hà Nội đến Lai Châu dài số ki-lô-mét là:

300 + 150 = 450 (km)

Đáp số: 450 km.