Mét

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Kiến thức cần nhớ

Mét là một đơn vị đo độ dài.

• Mét viết tắt là m.

• 1 m = 10 dm ;                    10 dm = 1 m

  1 m = 100 cm ;                   100 cm = 1 m.

II. Dạng toán: Chọn số đo độ dài thích hợp với mỗi đồ vật/ vật, ... trong thực tế

Ví dụ: Chọn số đo thích hợp.

Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm cao khoảng:

A. 9 cm                    B. 9 dm                   C. 9 m

Giải:

Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm cao khoảng 9 m.

Chọn đáp án C.

III. Dạng toán: Đổi các số đo độ dài từ đơn vị m sang đơn vị dm hoặc cm; hoặc từ đơn vị dm, cm sang đơn vị m.

Áp dụng kiến thức:

  1 m = 10 dm ;               10 dm = 1 m

  1 m = 100 cm ;             100 cm = 1 m.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

1 m = … dm                 2 m = ... dm                   90 dm = ... m

1 m = … cm                 6 m = ... cm                    700 cm = ... m

Giải:

1 m = 10 dm              2m = 20 dm                     90 dm = 9 m

1 m = 100 cm            6m = 600 cm                   700 cm = 7 m

IV. Dạng toán: Thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài

- Đổi các số về cùng một đơn vị đo (dạng 2)

- Thực hiện phép toán với các số và giữ nguyên đơn vị ở kết quả.

Ví dụ: Tính:

a) 5 m + 9 m

b) 40 m – 13 m

c) 35 m + 49 m – 22 m

Giải:

a) 5 m + 9 m = 14 m

b) 40 m – 13 m = 27 m

c) 35 m + 49 m – 22 m = 84 m – 22 m = 62 m

V. Dạng toán: So sánh các số đo độ dài

Đổi các số đo về cùng một đơn vị (nếu cần) rồi so sánh các số đo dựa vào kiến thức về so sánh số có hai, ba chữ số.

Ví dụ: Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm:

a) 33 m ... 50 m

b) 1 m ... 99 cm.

Giải:

a) 33 m < 50 m

b) 1m = 100 cm và 100 cm > 99 cm.

    Vậy: 1 m > 99 cm.