I. Kiến thức cần nhớ - Chân trời sáng tạo
II. Dạng bài: Tính kết quả của phép nhân
- Nhẩm phép cộng các số giống nhau để tìm được giá trị của phép nhân.
Ví dụ: Thực hiện phép tính nhân dưới đây:
Giải
5 x 2 = 5 + 5 = 10
Vậy 5 x 2 = 10.
III. Dạng toán: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân
- Xác định giá trị của từng số hạng.
- Xác định số lượng của các số hạng.
- Lấy hai số vừa tìm được nhân với nhau.
Ví dụ: Viết phép tính cộng 3 + 3 + 3 + 3 + 3 thành phép tính nhân.
Giải
3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 = 15
IV. Dạng toán: Lập phép nhân
- Thường bài toán sẽ đưa ra bức tranh và yêu cầu xác định số lượng đối tượng trong tranh.
- Xác định số lượng đối tượng của một nhóm.
- Xác định số nhóm.
- Lấy hai số đã tìm được nhân với nhau.
Ví dụ: Có tất cả bao nhiêu chú vịt con?
Giải
Ta thấy: 4 chú vịt con được lấy 5 lần.
Ta có phép tính: 4 x 5 = 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20
Vậy có tất cả 20 chú vịt con.
V. Dạng toán: Bài toán có lời văn
- Đọc và phân tích đề: bài toán thường đưa ra các giá trị giống nhau và yêu cầu tính giá trị một số nhóm
- Tìm cách giải bài toán: muốn tìm giá trị một số nhóm, ta lấy giá trị một số hạng nhân với số nhóm.
- Trình bày bài toán.
- Kiểm tra lại lời giải.
Ví dụ: Một chiếc xe đạp có 2 bánh xe. Hỏi 4 chiếc xe đạp có tất cả bao nhiêu bánh xe?
Giải
Bốn chiếc xe đạp có số bánh xe là:
2 x 4 = 8 ( bánh xe)
Đáp số: 8 bánh xe.