I. Kiến thức cần nhớ [CTST - CD]
1. Trừ bằng cách đếm bớt (đếm lùi)
Đếm bớt 5 (đếm lùi 5) bắt đầu từ 12:
Vậy: 12 – 5 = 7.
2. Trừ bằng cách tách số
II. Dạng toán: Tính giá trị các phép tính dạng 12 trừ đi một số [CTST - CD]
Ví dụ 1: Tính 12 – 6.
Phương pháp giải: Tính bằng cách đếm bớt (đếm lùi) hoặc tách số.
Giải:
Cách 1:
Đếm bớt 6 (đếm lùi 6) bắt đầu từ 12:
Vậy: 12 – 6 = 6.
Cách 2:
• Tách: 6 = 2 + 4
• 12 – 2 = 10
• 10 – 4 = 6
Vậy: 12 – 6 = 6.
Ví dụ 2: Số ?
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu.
Giải:
Ta có: 12 – 9 = 3
12 – 7 = 5 12 – 4 = 8
Vậy ta có bảng kết quả như sau:
Ví dụ 3: Nối phép tính ở cột bên trái với kết quả ở cột bên phải.
Phương pháp giải:
Tính giá trị các phép tính rồi nối với kết quả tương ứng của nó.
Giải:
Ta có:
12 – 8 = 4 11 – 5 = 6
11 – 9 = 2 12 – 3 = 9
Vậy ta ghép nối phép tính với kết quả tương ứng như sau:
III. Dạng toán: Tính giá trị biểu thức
Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ thì thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.
Ví dụ 1: Tính: 12 – 8 + 4.
Giải:
12 – 8 + 4 = 4 + 4 = 8.
Ví dụ 2: Tính: 12 – 5 – 2.
Giải:
12 – 5 – 2 = 7 – 2 = 5.
IV. Dạng toán: Đúng – Sai
Tính giá trị các phép tính, từ đó xác định tính đúng-sai của các câu đã cho.
Ví dụ: Đúng ghi Đ, Sai ghi S.
12 – 8 = 3 12 – 7 > 4
12 – 5 = 7 12 – 6 < 6
Giải:
Ta có:
12 – 8 = 4 12 – 7 = 5
12 – 5 = 7 12 – 6 = 6
Vậy ta có kết quả như sau:
12 – 8 = 3 12 – 7 > 4
12 – 5 = 7 12 – 6 < 6
V. Dạng toán: Toán có lời văn
- Đọc và phân tích đề bài.
- Tìm cách giải cho bài toán.
- Trình bày lời giải.
- Kiểm tra lại cách giải và kết quả của bài toán.
Ví dụ: An có 12 quyển vở. An đã dùng 9 quyển vở. Hỏi An còn lại bao nhiêu quyển vở chưa dùng?
Giải:
An còn lại số quyển vở chưa dùng là:
12 – 9 = 3 (quyển vở)
Đáp số: 3 quyển vở.