Ki-lô-gam

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Kiến thức cần nhớ

a)

b) Đây là quả cân 1 kg:

Ki-lô-gam là một đơn vị đo khối lượng.

Ki-lô-gam viết tắt là kg.

II. Dạng toán: Xác định vật nặng hơn, nhẹ hơn dựa vào cân

Quan sát tranh với đĩa cân để trả lời các câu hỏi của bài toán. Đĩa cân ở hai bên thăng bằng thì đồ vật trên hai đĩa cân nặng bằng nhau. Nếu cân nghiêng về phía vật nào thì vật đó nặng hơn.

Ví dụ: Chọn đáp án đúng.

Nải chuối nhẹ hơn 1 kg. Đúng hay sai?

A. Đúng                                               B. Sai

Giải:

Quan sát ta thấy cân nghiêng về phía nải chuối, do đó nải chuối nặng hơn 1 kg.

Vậy phát biểu “Nải chuối nhẹ hơn 1 kg” là sai.

Chọn đáp án B.

III. Dạng toán: Đọc hoặc viết các số đo khối lượng

Để đọc cân nặng hoặc viết các số đo khối lượng ta đọc số đo trước, sau đó đọc tên đơn vị “ki-lô-gam”.

Ví dụ: Đọc cân nặng của mỗi quả hoặc đồ vật dưới đây.

Giải:

IV. Dạng toán: Thực hiện phép tính với các số đo khối lượng

Thực hiện phép toán với các số và giữ nguyên đơn vị ở kết quả.

Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

40 kg + 8 kg = ... kg

37 kg – 12 kg = ... kg

Giải:

40 kg + 8 kg = 48 kg

37 kg – 12 kg = 25 kg

V. Dạng toán: Xác định cân nặng của đồ vật dựa vào cân

Nếu đĩa cân ở hai bên thăng bằng thì đồ vật trên đĩa cân nặng bằng tổng cân nặng của các quả cân.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

Con ngỗng cân nặng ... kg.

Giải:

Quan sát ta thấy cân thăng bằng nên cân nặng của con ngỗng bằng tổng cân nặng của hai quả cân ở đĩa bên phải.

Ta có: 5 kg + 2 kg = 7 kg.

Vậy: Con ngỗng cân nặng 7 kg.