Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học (tiếp)

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Chu vi và diện tích hình bình hành

Chu vi hình bình hành : \(C = 2(a + b)\).

Diện tích hình bình hành là: \(S = b.h\)

Trong đó \(b\) là cạnh, \(h\) là chiều cao tương ứng.

Chú ý: Khi tính chu vi và diện tích hình bình hành phải đưa các độ dài về cùng đơn vị đo.

Ví dụ:

Tính chu vi và diện tích của hình bình hành sau:

Hình bình hành trên có độ dài hai cạnh là 3 cm và 6 cm nên:

Chu vi hình bình hành trên là: \((3 + 6).2 = 18\) (cm)

Hình bình hành trên có độ dài đáy là 6 cm và đường cao là 2 cm nên:

Diện tích hình bình hành trên là: \(6.2 = 12\) (\(c{m^2}\)).

II. Chu vi và diện tích của hình thoi

 

Chu vi hình thoi bằng độ dài cạnh nhân với bốn: \(C = 4a\)

Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo: \(S = \frac{{m.n}}{2}\)

Ví dụ 1:

Chu vi hình thoi có cạnh bằng 3 cm là: \(4.3 = 12\,({m^2})\)

Ví dụ 2:

Hình thoi có độ dài hai đường chéo là 40 m và 20 m có diện tích là:

\(S = \frac{{40.20}}{2} = 400\,\,({m^2})\).