Biểu đồ cột

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Vẽ biểu đồ cột

1. Các bước vẽ biểu đồ

Bước 1: Vẽ trục ngang và trục dọc, trục ngang là danh sách các đối tượng, trục dọc là thang đo các số liệu của các đối tượng.

Bước 2: Vẽ các hình chữ nhật cho từng đối tượng, các hình chữ nhật có chiều rộng không đổi và chiều cao tương ứng với số liệu của các đối tượng đó.

2. Ví dụ

Từ bảng số liệu:

Các con vật được nuôi của học sinh

Con vật được nuôi

Số con

Chó

6

Mèo

7

Chim

9

4

Rùa

3

Vẽ biểu đồ cột:

Bước 1: Vẽ các trục ngang (tên con vật) và trục dọc (số con vật với thang đo từ 0 đến 10)

Bước 2: Vẽ các hình chữ nhật chiều rộng bằng nhau cho các đối tượng “Chó, mèo, chim, cá, rùa” và chiều cao là:

Chó: 6;     Mèo: 7;     Chim: 9;      Cá: 4;      Rùa: 3

Hình vẽ:

II. Đọc biểu đồ cột

1. Đọc biểu đồ cột

+ Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.

+ Nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.

+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.

2. Ví dụ

Biểu đồ cột thể hiện các môn thể thao yêu thích của học sinh lớp 6A:

Đọc biểu đồ cột:

Trục ngang: Tên các môn thể thao

Trục đứng: Số học sinh chọn môn thể thao

Cột bóng đá: Cao 18 nên số học sinh thích môn này là 18 bạn

Cột cầu lông: 8 bạn

Cột bóng bàn: 2 bạn

Cột đá cầu: 4 bạn

Cột bóng rổ: có chiều cao nằm giữa 6 và 8 nên có 7 bạn thích.

Từ biểu đồ cột lập bảng thống kê:

Môn thể thao

Bóng đá

Cầu lông

Bóng bàn

Đá cầu

Bóng rổ

Số học sinh chọn

18

8

2

4

7