Câu hỏi:
2 năm trước

Một con xúc sắc cân đối và đồng chất được gieo ba lần. Gọi $P$ là xác suất để tổng số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đầu bằng số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ ba. Khi đó $P$ bằng:

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: b

$n(\Omega ) = 6.6.6 = 216$. Gọi $A$:”tổng số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đầu bằng số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ ba”.

Ta chỉ cần chọn 1 bộ 2 số chấm ứng với hai lần gieo đầu sao cho tổng của chúng thuộc tập $\{ 1;2;3;4;5;6\} $ và số chấm lần gieo thứ ba sẽ là tổng hai lần gieo đầu.

Liệt kê ra ta có:

${\rm{\{ (1;1);(1;2);(1;3);(1;4);(1;5);(2;1);(2;2);(2;3);(2;4);(3;1);(3;2);(3;3);(4;1);(4;2);(5;1)\} }}$

Do đó $n(A) = 15$. Vậy $P(A) = \dfrac{{15}}{{216}}$.

Hướng dẫn giải:

- Tính số phần tử của không gian mẫu \(n\left( \Omega  \right)\).

- Liệt kê các khả năng có lợi cho biến cố.

- Tính xác suất theo công thức \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\).

Câu hỏi khác