Mục a
a) Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản
- Bối cảnh:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, hầu hết các nước tư bản (trừ Mĩ) bị thiệt hại nặng nề.
+ Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc tới phong trào cách mạng thế giới.
=> Trong những năm 1918 - 1923, một cao trào cách mạng đã bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu.
- Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu:
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra ở hầu khắp các nước châu Âu, đỉnh cao là sự thành lập Cộng hoà Xô viết Hung-ga-ri (3-1919), ở Ba-vi-e (Đức 4-1919).
+ Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước (Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan, Ác hen ti na).
Mục b
b) Quốc tế Cộng sản
- Nguyên nhân, điều kiện thành lập:
+ Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ)
+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
+ Thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự tồn tại của nhà nước Xô viết.
+ Nỗ lực của Lênin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế.
=> Tháng 3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.
- Hoạt động:
+ Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
+ Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo => định hướng con đường cách mạng ở nhiều nước.
+ Tại đại hội VII (1935) Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận nhân dân thống nhất nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
+ Năm 1943 tự giải tán, do tình hình thế giới thay đổi.
Đại hội VII của Quốc tế cộng sản
- Vai trò của Quốc tế Cộng sản: có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
ND chính
- Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản: bối cảnh và sự phát triển. - Nguyên nhân, điều kiện thành lập, hoạt động, vai trò của Quốc tế Cộng sản. |
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản