Đề bài
Câu 1: Sự kiện mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là
A. Chiều ngày 31/8/1858
B. Sáng ngày 1/9/1858
C. Tháng 2/ 1859
D. Tháng 5/ 1858
Câu 2. Hiệp ước thể hiện sự đầu hàng đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp là hiệp ước
A. Nhâm Tuất (1862)
B. Giáp Tuất (1874)
C. Hác- măng (1883)
D. Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 3. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của
A. Nguyễn Hữu Huân B. Phan Tôn
C. Nguyễn Trung Trực D. Trương Định
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kì có sự liên kết với cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Pu-côm-bô (ở Cam-pu-chia) là:
A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân
B. Khởi nghĩa Trương Quyền
C. Khởi nghĩa Phan Tam và Phan Ngũ
D. Khởi nghĩa Phan Tôn
Câu 5. Bình tây Đại Nguyên Soái là danh hiệu nhân dân phong cho thủ lĩnh
A. Trần Bình Trọng
B. Nguyễn Trung Trực
C. Trương Định
D. Phan Liên
Câu 6. Đâu không phải là chính sách cai trị đất nước dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX là
A. “Trọng nông ức thương” và “Bế quan tỏa cảng”
B. Duy trì nho giáo
C. Cấm đạo và giết những người theo đạo
D. Tiến hành cải cách đất nước những chưa đạt được hiệu quả cao
Câu 7. Khi đánh chiếm Đà Nẵng, thực dân Pháp thực hiện theo kế hoạch
A. “Đánh nhanh thắng nhanh”
B. “Chinh phục từng gói nhỏ”
C. Đánh lâu dài
D. “Vừa đánh vừa đàm”
Câu 8. Duyên cớ để thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là
A. Triều đình nhà Nguyễn không trả lời quốc thư và không đón tiếp sứ thần người Pháp đến thăm
B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân người Pháp đến Việt Nam buôn bán
C. Triều đình nhà Nguyễn không thực hiện đúng Hiệp ước Vecxai năm 1787 đã được kí kết giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh
D. Triều đình nhà Nguyễn cấm đạo và giết hại các giáo sĩ người Pháp sang Việt Nam truyền đạo
Câu 9. Hãy chọn một đáp án đúng phù hợp với câu sau:
Gia Định, Định Tường và Biên Hòa là ba tỉnh thuộc miền......và Vĩnh Long An Giang Hà Tiên là ba tỉnh thuộc miền ....... đều trở thành ......của Pháp vào năm 1867.
A. Đông Nam Kì, Tây Nam Kì, thuộc địa
B. Tây Nam Kì, Đông Nam Kì, thuộc địa
C. Đông Nam Kì, Tây Nam Kì, nửa thuộc địa
D. Tây Nam Kì, Đông Nam Kì, vùng đất bảo hộ
Câu 10. Thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, thực dân Pháp buộc phải chuyển sang kế hoạch
A. Chuyển hướng tấn công ra Bắc Kì
B. “Chinh phục từng gói nhỏ”
C. Tấn công vào kinh thành Huế
D. Đánh lâu dài.
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương I - Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX - Lịch sử 11
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.B | 2.A | 3.C | 4.B | 5.C | 6.D | 7.A | 8.D | 9.A | 10.B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 108
Cách giải:
Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha với khoảng 3000 binh lĩnh và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Đây là sự kiện mở đầu quá trình Pháp xâm lược Việt Nam.
Rạng sáng 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Chọn đáp án: B
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải:
Những biểu hiện của sự đầu hàng của triều Nguyễn đối với thực dân Pháo từ đầu hành từng bước đến đầu hàng toàn bộ đó là các bản hiệp ước: Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884). Hiệp ước Nhâm Tuất là hiêp ước mở đầu. Khi cuộc kháng chiến của nhân dân đã lan rộng ra các tỉnh Đông Nam Kì, phong trào kháng chiến của nhân dân ngày càng dâng cao, trong lúc đó, triều đình lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) với nội dụng:
- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.
- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.
Chọn đáp án: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 114
Cách giải:
Ngay từ khi thực dân Pháp từ Gia Định đánh lan ra các tỉnh khác. Ngày 10-12-1861, quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy quay thôn Nhật Tảo), làm nức lòng nhân dân ta.
Đến năm 1867, Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt đem đi hành hìnhNguyễn, ông đã khảng khái noi rằng: “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu nói thể hiện tinh thần đánh Pháp đến cũng của nhân dân ta.
Chọn đáp án: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 114
Cách giải:
Sau khi 3 tỉnh Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến trong nhân dân vẫn tiếp tục dâng cao. Khởi nghĩa Trương Định (con trai Trường Quyền) đưa một bộ phận nghĩa binh lên Tây Ninh lập căn cứ mới. Ông còn liên lạc với Pu-côm-bô (người Cam-pu-chia) để tổ chức chống Pháp.
Chọn đáp án: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 112
Cách giải:
Sau hiệp ước năm 1862, triều đình hạ cho Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lại triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến. Phất cao lá cờ “Binh Tây Đại nguyên soái”, hoạt động của nghĩa quân có ý nghĩa củng cố niềm tin của dân chúng, khiến bọn cướp nước và bán cướp phải run sợ.
Chọn đáp án: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 106, 107
Cách giải:
Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên. Đê điều không được chăm sóc, nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”.
- Quân sự: lạc hậu.
- Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc.
Chọn đáp án: D
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 108
Cách giải:
Khi vào Đà Nẵng, Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”:
- Chiều ngày 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha với khoảng trên 3000 binh lĩnh và sĩ quan, bố trí 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiến Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều Nguyễn đầu hàng.
- Tuy nhiên, do vấp phải cuộc kháng chiến quyết liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình nên kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại. Sau cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Gia Định. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại, buộc Pháp phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
Chọn đáp án: A
Câu 8.
Phương pháp: suy luận, liên hệ.
Cách giải:
Từ thế kỉ XVII, các giáo sĩ Pháp đã tới Việt Nam truyền đạo, một số giáo sĩ kết hợp truyền giáo với việc dò xét tình hình, vẽ bản đồ, chuẩn bị một cuộc xâm nhập của tư bản Pháp.
Trước đó, Gia Long đã nhận sự giúp đỡ của giám mục Bá Đa Lộc người Pháp để đánh bại Tây Sơn. Vì thế, ở thời kì đầu nhà Nguyễn, chính sách cấm đạo chưa được thực hiện mạnh mẽ. Sau khi Minh Mệnh lên ngôi (1820-1840) và các đời vua sau đó đã thực hiện chính sách cấm đạo, giết đạo gay gắt. Việc cấm đạo, đuổi các giáo sĩ phương Tây đã gây ra những mâu thuẫn làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
Nhân cơ hội này, Pháp đã mượn việc nhà Nguyễn cấm đạo và giết đạo sĩ người Pháp sang Việt Nam truyền đạo để xâm lược Việt Nam.
Chọn đáp án: D
Câu 9.
Phương pháp: điền từ.
Cách giải:
- Trong hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) có điều khoản triều đình nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp bao gồm: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.
- Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, trong vòng 5 ngày (từ 20-24-6-1867), thực dân Pháp đã chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
Đến năm 1874, Hiệp ước Giáp Tuất mà triều đình Nguyễn kí với Pháp đã chính thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.
Chọn đáp án: A
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 110
Cách giải:
Sau thất bại ở Đà Nẵng Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Tuy nhiên, Pháp lại gặp phải sự kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ta. Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
Chọn đáp án: B