Đề bài
Câu 1. Phe Liên minh Đức - Áo - Hung đánh mất quyền chủ động, lâm vào thế bị động trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất từ thời điểm nào?
A. Đầu năm 1915 B. Cuối năm 1915
C. Đầu năm 1916 D. Cuối năm 1916
Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn một của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiến dịch tấn công Vécđoong của Đức thất bại (12 – 1916)
B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên song Máchủ nghĩaơ (9 – 1914)
C. Sau cuộc tấn công Nga quyết liệt của quân Đức – Áo – Hung (1915)
D. Cả hai bên đưa vào cuộc chiến những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, máy bay trinh sát, ném bom (1915)…
Câu 3. Hai bên tham chiến đưa những phương tiện chiến tranh mới (xe tăng, máy bay trinh sát và ném bom, hơi độc,…) vào thời điểm nào trong giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Năm 1914 B. Năm 1915
C. Năm 1916 D. Năm 1917
Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức trong giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Quân Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho quân Anh sang tiếp viện
B. Quân Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mácnơ, quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu
C. Quân Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, cùng quân Áo – Hung tấn công Nga quyết liệt
D. Quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga
Câu 5. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây để
A. Dự định nhanh chóng đánh bại Ba Lan, rồi quay sang tấn công Nga
B. Dự định nhanh chóng đánh bại Pháp, rồi quay sang tấn công Nga
C. Dự định nhanh chóng đánh bại Anh, rồi quay sang tấn công Nga
D.Dự định nhanh chóng đánh bại Bỉ, rồi quay sang tấn công Nga
Câu 6. Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản
B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao
C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều
D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây
Câu 7. Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vì
A. Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe
B. Chưa đủ tiềm lực để tham chiến
C. Không muốn “hi sinh” một cách vô ích
D. Sợ quân Đức tấn công
Câu 8. Mục đích chính của Đức khi tiến công vào các nước thuộc phe Hiệp ước là
A. Phô trương sức mạnh của Đức
B. Thăm dò thái độ của các nước thuộc phe Hiệp ước
C. Thăm dò thái độ của đồng minh các nước thuộc phe Hiệp ước
D. Thăm dò sức mạnh của các nước thuộc phe Hiệp ước
Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
B. Mâu thuẫn giữa tư sản với chúa phong kiến ở các nước tư bản
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân ở các nước tư bản
D. Thái tử Áo - Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát
Câu 10. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Chính phủ mới được thành lập ở Đức
B. Cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức
C. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện
D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước Xô viết được thành lập
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | B | B | B | A | A | B | D | D |
Câu 1.
Phương pháp: Sgk trang 34.
Cách giải:
Cuộc chiến năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì thế cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo - Hung từ thế chủ động chuyển sang thế phòng ngự trên cả hai mặt trận.
Chọn đáp án: D
Câu 2.
Phương pháp: Sgk trang 33.
Cách giải:
Giai đoạn thứ nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ năm 1914 đến năm 1916. Giai đoạn này kết thúc bằng sự kiệm: Năm 1916, Đức chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây,Đức mở chiến dịch Véc-đông để tấn công Pháp tại Véc-đoong.Chiến dịch kéo dài 10 tháng nhưng vẫn không đạt được kết quả =>hai bên thiệt hại nặng nề.
Chọn đáp án: A
Câu 3.
Phương pháp: Sgk trang 33.
Cách giải:
Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915), cả hai bên đều đưa ra những phương tiện chiến tranh mới như: xe tăng, sử dụng máy bay để trinh sát và ném bom, thậm chí dùng cả hơi độc,…..Vì thế cả hai bên đều bị thiệt hại nặng, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chọn đáp án: B
Câu 4.
Phương pháp: Sgk trang 33.
Cách giải:
Để đối phó với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức, ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga. Pari được cứu thoát. Lợi dụng thời cơ, đầu tháng 9-1914, quân Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức thất bại.
Chọn đáp án: B
Câu 5.
Phương pháp: Sgk trang 33.
Cách giải:
Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng, sau đó quay sang đánh Nga.
Chọn đáp án: B
Câu 6.
Phương pháp: Sgk trang 31, suy luận.
Cách giải:
Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
Chọn đáp án: A
Câu 7.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Mí tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất muộn xuất phát từ những lí do sau:
- Lúc đầu Mĩ giữ thái độ trung lập để lợi dụng chiến tranh mua bán vũ khí kiếm lời.
- Đến năm 1917 Mĩ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước với mục đich:
Được chia lợi nhuận nhiều hơn sau khi chiến tranh kết thúc.
Ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới lan rộng.
Chọn đáp án: A
Câu 8.
Phương pháp: Sgk trang 33, suy luận.
Cách giải:
Mục đích chính của Đức khi tấn công vào các nước này là để thăm dò thái độ của các nước này, từ đó mới tiếp tục thục hiện được kế hoạch của mình.
Ban đầu Đức thực hiện kế hoạch đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng và đánh nhanh thắng nhanh. Tuy nhiên, sau đó quân Nga lại tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân về phía Tây để chống lại Nga. Lợi dụng thời cơ này, quân Pháp phản công và giành thắng lợi ở trận Mác nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu.
=> Phe Hiệp ước tuy có một số tranh chấp về thuộc địa nhưng đã liên kết lại với nhau để chống lại phát xít Đức và phe Liên minh.
Chọn đáp án: B
Câu 9.
Phương pháp: Sgk trang 32, suy luận.
Cách giải:
28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)
Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến tranh đã được châm ngòi.
=> Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chọn đáp án: D
Câu 10.
Phương pháp: Sgk trang 35, suy luận.
Cách giải:
Tháng 1-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê nin và Đảng Bôn-sê-vich, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – được gọi là Cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Nhà nước Xô viết ra đời, thông qua Sắc lệnh hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh.
=> Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và nhà nước Xô viết được thành lập đã đánh dấu bước chuyển lớn ở cục diện chính trị thế giới, sau đó Nga rút khỏi cuộc chiến. Lần đầu tiên một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (Cách mạng vô sản) được thực hiện thắng lợi. Lần đầu tiên nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở đế quốc Nga. Nga rời khỏi chiến tranh đế quốc bằng việc kí Hòa ước Bret Litốp đã làm cho cục diện chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều thay đổi.
Chọn đáp án: D