Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 11 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề bài

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN LỊCH SỬ- LỚP 11

Câu 1. Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến vào thời gian nào?

A. tháng 5/1927

B.Tháng 3/1927

C. Tháng 6/1927

D. tháng 4/1927

Câu 2. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của Ấn Độ giai đoạn 1918 – 1939 là lực lượng nào?

A. Công hội

B. Tổ chức công đoàn

C. Đảng Quốc đại

D. Tướng lĩnh trong quân đội

Câu 3. Nét mới của phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) so với các phong trào và các cuộc đấu tranh trước đó là

A. Phong trào lần đầu tiên lôi kéo giai cấp công nhân.

B. Phong trào đấu tranh chống cả đế quốc và phong kiến.

C. Lực lượng công nhân tham gia với vai trò nòng cốt của phong trào Ngũ Tứ.

D. Phong trào có quy mô rộng lớn nhất 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào ở Lào kéo dài từ năm 1918 đến năm 1922 ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam?

A. Ong Kẹo và Com-ma-đam.

B. Công – pông Chàm.

C. Công – pông Chơ – năng.

D. Chậu Pa - chay.

Câu 5. Chính sách bóc lột tàn bạo và chế độ thuế khóa lao dịch nặng nề của Pháp ở Đông Dương đã

A. tăng nhanh quá trình khủng hoảng kinh tế của các nước Đông Nam Á.

B. làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp

C. tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa.

D. dẫn tới sự thành lập các Đảng Cộng sản.

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là

A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng

B. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Côngpông Chàm

C. Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Côngpông Chơnăng

D. Cuộc khỏi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc.

Câu 7. Thái độ của Mĩ đối với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít ở những năm 30 của thế kỷ XX là

A. coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất và kiên quyết chống phát xít.

B. đưa ra "Đạo luật trung lập" không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

C. hợp tác chặt chẽ với Liên Xô, hình thành liên minh để chống lại chủ nghĩa phát xít.

D. tích cực chuẩn bị lực lượng để cùng với Anh, Pháp chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 8. Trước những hành động xâm lược của phe phát xít những năm 30 của thế kỷ XX, Anh và Pháp đã có thái độ như thế nào?

A. Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.

B. Liên kết với Liên Xô để chống phát xít.

C. Coi phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.

D. Liên kết với các nước tư bản để chống phát xít.

Câu 9. Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Đức tấn công Pháp (6-1940).

B. Đức tấn công Anh (7-1940).

C. Đức tấn công Liên Xô (6-1941).

D. Mỹ, Anh tấn công Nhật (12-1941).

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, quyết định việc tiêu diệt phát xít.

B. Các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản bị sụp đổ hoàn toàn.

C. Sự thất bại tạm thời của chủ nghĩa phát xít.

D. Cuộc đấu tranh chống phát xít của các dân tộc trên thế giới thắng lợi.

Câu 11. Nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) và Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) đều có điểm giống nhau cơ bản là

A. do mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

B. do cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị.

C. do sự phát triển không đều về kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản.

D. do sự dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước đế quốc.

Câu 12. Hiệp ước Nhâm Tuất được hoàn thành kí kết vào ngày tháng năm nào?

A. 05/06/1862.

B. 06/05/1862.

C. 26/05/1862.

D. 26/06/1862.

Câu 13. Phòng tuyến mà nhà Nguyễn xây dựng để phòng thủ chống Pháp ở Gia Định năm 1860 là

A. thành Vĩnh Long.

B. Đại đồn Chí Hòa.

C. đồn Kiên Giang.

D. thành Gia Định.

Câu 14. Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại ở Gia Định, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch

A. đánh chiếm Bắc Kì.

B. đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì.

C. đánh lâu dài.

D. “chinh phục từng gói nhỏ”.

Câu 15. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm gọn trong 5 ngày (từ 20 đến 24/6/1867) gồm các tỉnh nào?

A. Vĩnh Long, Gia Định, Hà Tiên.

B. An Giang, Định Tường, Biên Hòa.

C. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Câu 16. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì từ sau năm 1867 là do?

A. Nguyễn Hữu Huân bị bắt

B. Nguyễn Trung Trực bị hành hình

C. Quân giặc mạnh, vũ khí hiện đại

D. Phong trào kháng chiến của nhân dân không sôi nổi

Câu 17. “Triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng”. Điều khoản trên được quy định trong Hiệp ước nào?

A. Hácmăng.

B. Giáp Tuất.

C. Patơnốt.

D. Nhâm Tuất.

Câu 18. Nguyên nhân trực tiếp khiến thực dân Pháp quỵểt định đánh thẳng vào kinh thành Huế năm 1883 là

A. Pháp vừa rút quân khỏi Bắc Kì nên mở hướng tiến công mới vào Thuận An.

B. vua Tự Đức mới qua đời, triều đình Huế đang lục đục.

C. Pháp muốn trả thù cho cái chết cùa Ri-vi-e trong trận Cầu Giấy.

D. Pháp đã đủ tiềm lực để chiếm toàn bộ Việt Nam.

Câu 19. Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của người Pháp. Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Bắc kỳ là đất bảo hộ. Trung kỳ giao cho triều đình quản lí”. Điều khoản trên được qui định trong Hiệp ước nào?

A. Patơnốt.

B. Hácmăng.

C. Giáp Tuất.

D. Nhâm Tuất.

Câu 20. Nguyên nhân khách quan nào khiến cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp 1858-1884 thất bại?

A. Thực dân Pháp là nước tư bản mạnh, có trang bị vũ khí hiện đại và đội quân viễn chinh hùng mạnh.

B. Nhà Nguyễn và chế độ phong kiến Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắc và suy yếu nghiêm trọng.

C. Nhân dân và triều đình không liên kết chặt chẽ, triều đình nhà Nguyễn bỏ rơi nhân dân trong công cuộc kháng chiến.

D. Chính sách sai lầm trong kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn đã bỏ lỡ nhiều thời cơ đánh giặc.

Câu 21. Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lý những vùng đất mới chiếm được do

A. phong trào tị địa diễn ra rất sôi nổi.

B. quân dân ta tiếp tục tấn công ở khắp nơi.

C. thực dân Pháp phải chia sẻ lực lượng để chiếm các tỉnh miền Tây.

D. nhà Nguyễn chưa chuyển giao chính quyền ở 3 tỉnh miền Đông cho Pháp.

Câu 22. Mục tiêu chính của phong trào Cần vương chống Pháp 1885 – 1896 là

A. đánh đuổi Pháp, thiết lập chế độ dân chủ tư sản.

B. lật đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, xây dựng nhà nước phong kiến mới.

C. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.

Câu 23. Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Phan Đình Phùng.

C. Nguyến Thiện Thuật.

D. Đinh Công Tráng.

Câu 24. Cuộc khởi nghĩa nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là “còn mang nặng cốt cách phong kiến

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. Khởi nghĩa Ba Đình

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy

Câu 25. Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống. “Lòng yêu ước của …… không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc”. (Theo Mac-xen Gô-Chi-ê, Ông vua bị lưu đầy)

A. Phan Đình Phùng.

B. Phan Châu Trinh.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Vua Hàm Nghi.

Lời giải chi tiết

1. D

2. C

3. B

4. D

5. B

6. C

7. B

8. A

9. C

10. C

11. C

12. A

13. B

14. D

15. D

16. C

17. B

18. B

19. B

20. A

21. A

22. D

23. B

24. B

25. C

Câu 1

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 80.

Cách giải:

Ngày 12-4-1927, Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến ở Thượng Hải, khủng bố đẫm máu những người cộng sản và công khai chống phá cách mạng ở nhiều địa phương khác.

Chọn D

Câu 2

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 82.

Cách giải:

Đảng Quốc đại Ấn Độ giữ vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động, bất hợp tác.

Chọn C

Câu 3

Phương pháp: So sánh phong trào Ngũ tứ (4/5/1919) với các phong trào và các cuộc đấu tranh trước đó (ví dụ Cách mạng Tân Hợi) để đưa ra điểm mới của phong trào Ngũ tứ.

Cách giải:

Phong trào Ngũ Tứ là phong trào đầu tiên mở đầu cao trào chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. Đây là điểm mới so với các phong trào trước đây, chủ yếu là chống phong kiến, tiêu biểu là cách mang Tân Hợi (1911) lật đổ chế độ phong kiến nhưng không đụng chạm các nước đế quốc.

Chọn B

Câu 4

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 87.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa của người Mèo do Chậu Pa – chay lãnh đạo kéo dài trong những năm 1918 – 1922 ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.

Chọn D

Câu 5

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 87.

Cách giải:

Chính sách bóc lột tàn bạo và chế độ thuế khóa lao dịch nặng nề của Pháp ở Đông Dương đã làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân.

Chọn B

Câu 6

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 87, suy luận.

Cách giải:

Cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công – pông Chơ – năng, từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu, phong trào chuyển sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp. Chính quyền thưc dân đàn áp đẫm máu hơn 400 người bị tra tấn chết.

Chọn C

Câu 7

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 91

Cách giải:

Với Đạo luật trung lập (8/1935) giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ

Chọn B

Câu 8

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 91

Cách giải:

Chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đều có chung 1 mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy giới cầm quyền Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô, trái lại họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô

Chọn A

Câu 9

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 95, suy luận.

Cách giải:

- Trước khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, chiến tranh thế giới thứ hai mang tính phi nghĩa, là sự tranh giành quyền lợi giữa các nước đế quốc.

- Khi Đức tấn công Liên Xô (22-6-1941) thì cuộc đấu tranh của nhân dân Liên Xô chống phát xít, kêu gọi nhân dân các nước đấu tranh bảo vệ hòa bình an ninh thế giới, sau đó là sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít thì tính chất của chiến tranh đã chuyển từ phi nghĩa sang chính nghĩa.

Chọn C

Câu 10

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 101, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, D: đều là kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án C: Chiến tranh thế giới thứ hai đã đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

Chọn C

Câu 11

Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai để so sánh và chỉ ra điểm giống nhau về nguyên nhân sâu xa dẫn đến hai cuộc chiến tranh này.

Cách giải:

Nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) và Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) đều có điểm giống nhau cơ bản là: Do sự phát triển không đều về kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản. Cụ thể là các nước đế quốc già có nhiều thuộc địa thì đang mất dần vị thế đứng đầu về kinh tế còn các nước đế quốc trẻ đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế thì lại thiếu thị trường, thuộc địa. => mâu thuẫn này là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc các nước đế quốc trẻ muốn chia lại thị trường thế giới cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hai cuộc đại chiến trong thế kỉ XX.

Chọn C

Câu 12

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 111.

Cách giải:

Hiệp ước Nhâm Tuất được hoàn thành kí kết ngày 5/6/1862.

Chọn A

Câu 13

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 110.

Cách giải:

Phòng tuyến mà nhà Nguyễn xây dựng để phòng thủ chống Pháp ở Gia Định năm 1860 là Đại đồn Chí Hòa.

Chọn B

Câu 14

Phương pháp: sgk lịch sử 11, trang 110.

Cách giải:

Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại ở Gia Định, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch “Chinh phục từng gói nhỏ

Chọn D

Chú ý khi giải:

gói nhỏ” ở đây có thể hiểu là các gói:

- Ba tỉnh Đông Nam Kì (Hiệp ước Nhâm Tuất – 5/6/1862) .

- 6 tỉnh Nam Kì (Hiệp ước Nhâm Tuất – 1874).

- Toàn bộ Việt Nam (Hiệp ước Hácmăng – 1883)

Câu 15

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 114.

Cách giải:

Trong 5 ngày (từ 20 đến 24-6-1867), thực dân Pháp đã chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.

Chọn D

Câu 16

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 115, suy luận.

Cách giải:

Cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì diễn ra sôi nổi, bền bỉ. Tuy nhiên, do tương qua lực lượng ngày một chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thì thô sơ -> phong trào đều bị đàn áp và thất bại.

Chọn C

Câu 17

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 119.

Cách giải:

“Triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng”. Điều khoản trên được quy định trong Hiệp ước GiápTuất năm 1874.

Chọn B

Câu 18

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 122.

Cách giải:

Nguyên nhân trực tiếp khiến thực dân Pháp quỵểt định đánh thẳng vào kinh thành Huế năm 1883 là vua Tự Đức mới qua đời, triều đình Huế đang lục đục.

Chọn B

Câu 19

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 122.

Cách giải:

Nội dung điều khoản “Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của người Pháp. Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Bắc kỳ là đất bảo hộ. Trung kỳ giao cho triều đình quản lí” được quy định trong Hiệp ước Hác măng kí kết năm 1883.

Chọn B

Câu 20

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

- Nguyên nhân khách quan: Là nguyên nhân bên ngoài có tác động đến sự hình thành, phát triển hay suy vong của 1 sự kiện, hiện tượng, vấn đề.

- Đáp án A: Là nguyên nhân khách quan.

- Đáp án B, C, D là các nguyên nhân chủ quan.

Chọn A

Câu 21

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

- Phong trào tị địa là phong trào phát động văn thân, sĩ phu, nhân dân di dời nhà, kể cả mộ của tổ tiên, … đến những vùng đất mà thực dân Pháp chưa chiếm đóng, kiên quyết không hợp tác với Pháp => Phong trào này khiến cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lý những vùng đất mới chiếm ở 3 tỉnh miền Tây.

Chọn A

Câu 22

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 125.

Cách giải:

Mục tiêu chính của phong trào Cần vương chống Pháp 1885 – 1896 là đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.

Chọn D

Câu 23

Phương pháp: sgk lịch sử 11, trang 131

Cách giải:

Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng.

Chọn B

Câu 24

Phương pháp: Liên hệ kiến thức về phong trào nông dân Yên Thế.

Cách giải:

Khi đánh giá về các phong trào đấu tranh của các bậc tiền bối, mặc dù rất khâm phục nhưng Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ ra những điểm hạn chế. Theo Người phong trào nông dân Yên Thế tuy có phần thực tế nhưng vẫn còn mang nặng cốt cách phong kiến

Chọn B

Câu 25

Phương pháp: Phân tích, liên hệ kiến thức về phong trào Cần vương và tác phẩm "Ông vua bị lưu đầy" của Mac-xen Gô-Chi-ê

Cách giải:

“Lòng yêu ước của Tôn Thất Thuyết không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc”.

Tôn Thất Thuyết là quan thuộc phái chủ chiến, đối lập với phái chủ chiến trong triều đình nhag Nguyễn, là người thay vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” để kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

Chọn C