Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
Câu 2. Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp đã dựa vào lực lượng xã hội nào để làm chỗ dựa?
A. giai cấp tư sản dân tộc
B. đại địa chủ phong kiến
C. giai cấp nông dân
D. giai cấp công nhân
Câu 3. Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là
A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản
B. Địa chủ phong kiến và tư sản
C. Địa chủ phong kiến và nông dân
D. Công nhân và nông dân
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển
B. Kinh tế chuyển biến mang tính chất cục bộ, lệ thuộc vào Pháp
C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, mạnh
D. Hệ thống đường giao thông được mở rộng
Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
B. Không quan tâm phát triển nông nghiệp
C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất.
D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên
Câu 6: Bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện sớm nhất ở ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp khai mỏ
B. Nông nghiệp
C. Giao thông vận tải
D. Công nghiệp chế biến
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây để thấy được những biến chuyển trong cơ cấu xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX (đến trước năm 1914).
Các giai cấp, tầng lớp | Cuối thế kỉ XIX (trước 1897) | Đầu thế kỉ XX (1897 - 1914) |
|
|
|
|
|
|
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. C | 2. B | 3. C | 4. B | 5. C | 6. B |
Câu 1:
Phương pháp: Dựa vào nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất để suy luận trả lời.
Cách giải:
Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông.
Chọn: C
Câu 2:
Phương pháp: Dựa vào đặc điểm của các giai cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam trong Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để trả lời.
Cách giải:
Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành 2 bộ phận là đại địa chủ, trung và tiểu địa chủ với thái độ chính trị khác nhau. Trong đó, thực dân Pháp lấy lực lượng đại địa chủ để làm chỗ dựa.
Chọn: B
Câu 3:
Phương pháp: Dựa vào sự phân hóa xã hội Việt Nam để trả lời.
Cách giải:
- Trước khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.
- Trong khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm:
+ Giai cấp mới: công nhân.
+ Tầng lớp mới: tư sản và tiểu tư sản.
Chọn: C
Câu 4:
Phương pháp: Dựa vào tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến kinh tế Việt Nam để suy luận trả lời
Cách giải:
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập không hoàn toàn làm cho kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên sự chuyển biến này chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng. Nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, phát triển thiếu cân đối và bị lệ thuộc vào tư bản Pháp
Chọn: B
Câu 5:
Phương pháp: Dựa vào chính sách thống trị của thực dân Pháp để suy luận trả lời
Cách giải:
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nạn bắt lính đưa sáng chiến trường châu Âu làm cho sức sản xuất ở nông thôn ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó là tình trạng chiếm đoạt ruộng đất ngày càng tăng lên, hạn hán, thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra làm cho đời sống của nông dân ngày càng bần cùng.
Chọn: C
Câu 6:
Phương pháp: Dựa vào chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp để nhận xét
Cách giải:
Nông nghiệp là ngành kinh tế đầu tiên mà thực dân Pháp hướng đến trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Với nghị định 10/1889 và 1896 cho phép tư bản Pháp có quyền xin cấp một lần 500 ha đã dẫn tới sự mở rộng của đại sở hữu ruộng đất dưới hình thức đồn điền. Từ đó dẫn đến sự ra đời sớm của bộ phận công nhân nông nghiệp
Chọn: B
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Phương pháp: sgk trang 138-139, suy luận.
Cách giải:
Các giai cấp, tầng lớp | Cuối thế kỉ XIX (trước 1897) | Đầu thế kỉ XX (1897 - 1914) |
Địa chủ | - Trở thành tay sai cho thực dân Pháp, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân. | - Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. - Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp. |
Nông dân | - Chiến 90% trong xã hội, gồm: phú nông, trung nông, bần nông và cố nông. - Bị địa chủ phong kiến bóc lột nặng nề bằng sưu thuế | - Khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. - Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. - Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn. |
Công nhân | Chưa xuất hiện | - Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp,… số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. - Còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo. |
Tư sản | Chưa xuất hiện | - Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản… là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam. |
Tiểu tư sản | Chưa xuất hiện | - Gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên,… có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước. |