Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Tiểu thuyết nổi tiếng “Những người khốn khổ” là tác phẩm của
A. Vích-to Huy-gô.
B. Lép Tôn-xtôi.
C. Mác-tuên.
D. Ban-dắc.
Câu 2. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là
A. phe Liên minh và phe Trục.
B. phe Liên minh và phe Hiệp ước.
C. phe Hiệp ước và phe Đồng minh.
D. phe Đồng minh và phe Trục.
Câu 3. Mục đích của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành hàng loạt cải cách trên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự là gì?
A. Đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển giàu mạnh.
B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á.
C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
Câu 4. Mục đích chính của Mĩ khi thực hiện các chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh trở thành đồng minh của Mĩ.
B. Hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển đất nước.
C. Tạo ra một liên minh kinh tế - chính trị, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ.
D. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau”, thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Câu 5. Cho các dữ kiện sau :
1. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay.
2. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
3. Thực dân Anh thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
4. Hơn 10 vạn người Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài "Kính chào Người - Mẹ hiền Tổ quốc”.
Hãy sắp xếp theo tiến trình cao trào cách mạng 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?
A. 2, 4, 1, 3.
B. 1, 2, 4, 3.
C. 2, 1, 4, 3.
D. 2, 4, 3, 1.
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.
B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học.
C. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
D. Thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
Câu 7.Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Hà Lan.
D. thực dân Tây Ban Nha.
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến việc các nước thực dân Phương Tây xâm lược Đông Nam Á?
A. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng, suy yếu.
B. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí thuận lợi.
C. Đông Nam Á có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công dồi dào.
D. Đông Nam Á có nền kinh tế yếu kém, lạc hậu.
Câu 9. Các nước tư bản Phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi khi
A. kênh đào Xuyê hoàn thành.
B. kênh đào Panama hoàn thành.
C. nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ.
D. chính quyền nhiều quốc gia suy yếu.
Câu 10. Hai nước ở Châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân Phương Tây cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Êtiôpia và Ai Cập.
B. Angiêri và Tuynidi.
C. XuĐăng và Ănggôla.
D. Êtiôpia và Libêria.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào?
Câu 2: Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử nào và có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1A | 2B | 3D | 4D | 5A | 6C | 7B | 8A | 9A | 10D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk lớp 11 trang 39.
Cách giải:
Tiểu thuyết Những người cùng khổ là của tác giả Vích-to Huy-gô thể hiện lòng yêu thương vô hạn với những con người đau khổ, mong tìm giải pháp hạnh phúc đến cho họ.
Chọn A.
Câu 2.
Phương pháp: sgk lớp 11 trang 32.
Cách giải:
Đầu thế kỉ XX, ở Châu Âu hình thành hai phe Liên minh và phe Hiệp ước.
Chọn B.
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 5
Cách giải:
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt những cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 30,suy luận
Cách giải:
Dưới danh nghĩa đoàn kết các nước châu Mĩ, chính quyền Oa-sinh-tơn đã biến khu vực Mỹ La-tinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 11, suy luận.
Cách giải:
Tháng 7-1905, chúng ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan. Điều đó làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ đặc biệt ở Bombay và Can-cút-ta.Thực dân Anh buộc phải tạm dừng đạo luật này.
Chọn: A.
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 24
Cách giải:
Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp đều thất bại do không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Chọn: C
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 24
Cách giải:
Nửa cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước Pháp
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 13, suy luận.
Cách giải:
Từ giữa thế kỉ XIX, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về kinh tế, chính trị và xã hội.
Chọn: A
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 26, suy luận
Cách giải:
Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuyê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi.
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 28.
Cách giải:
Cuộc kháng chiến chống quân Italia xâm lược của nhân dân EEtiopia thắng lợi cùng với nước Liberia la hai nước ở Châu Phi hiuwx được độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây.
Chọn: D
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào?
Phương pháp:sgk trang 27
Cách giải:
- Năm 1933, Tổng thống Mĩ F. Ru-dơ-ven đưa ra chính sách "láng giềng thân thiện" mở đầu thời kì thực dân mới ở Mĩ la tinh.
- Chiến tranh thế giới thứ 2, với ưu thế về quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ la tinh thành "sân sau" của mình. Mĩ gây sức ép buộc các nước Mĩ la tinh chấp nhận kế hoạch "Cô-lay-tơn" - còn gọi là "hiến chương kinh tế của Châu Mĩ" với nội dung tự do buôn bán, đầu tư, mở xí nghiệp, tạo điều kiện cho tư bản Mĩ xâm nhập rộng rãi vào các nước Mĩ la tinh.
- Mĩ ép các nước Mĩ la tinh tham gia hàng loạt các hiệp ước quân sự với sự khống chế chặt chẽ của Mĩ như Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu (1947), Hiệp ước quân sự tay đôi (1952), hiệp ước chống cộng đồng (1954)...
- Do chính sách của Mĩ, các nước Mĩ la tinh tuy hình thức là các nước cộng hòa độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
=> Tất cả những điều nói trên chính là những chính sách biểu hiện sự bành trướng của Mĩ với các nước Mĩ la tinh. Sau này, ở Mĩ la tinh dấy lên phong trào dân chủ chống đế quốc và có giai đoạn được ví như "lục địa bùng cháy".
Câu 2: Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử nào và có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội?
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là một hệ thống lý luận khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử:
Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
Phong trào công nhân phát triển, cùng với học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do C.Mác và Ph. Ăngghen thành lập, được Lê-nin phát triển.
Nội dung:
- Kế thừa, phát triển có chọn lọc những thành tựu của khoa học xã hội và tự nhiên mà loài người đã đạt được, chủ yếu từ thế kỉ XIX (định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết tế bào, thuyết tiến hóa của các giống loài, các trào lưu triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế Anh và lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp).
- Học thuyết gồm bà bộ phận chính: triết học, kinh tế - chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp chặt chẽ với nhau).
Điểm khác: Xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm, lập trường giai cấp công nhân, thực tiễn đấu tranh của phong trào cách mạng vô sản thế giới,hình thành hệ thống lý luận vừa mới khoa học vừa cách mạng
Vai trò
- Là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội cộng sản.
- Và mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học (tự nhiên và xã hội, nhân văn).